NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI MẸ CHO TRẺ ĂN DẶM

  1. Cho bé ăn cháo ăn liền

Khác với cháo do mẹ tự nấu, cháo ăn liền được sản xuất công nghiệp, không những thế, các gia vị hay hương vị trong cháo ăn liền cũng đã qua chế biến xử lí công nghiệp nên mùi có thể thơm nhưng không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ. Trong khi đó, hệ tiêu hóa của trẻ còn khá non yếu, nếu cố tình sử dụng nhiều, bé không những không hấp thu được dinh dưỡng mà ngược lại càng thêm đau ốm, gầy gò. Vì vậy mẹ hãy chú ý nhé.

– Chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ

– Sữa nào giúp bé tăng cân

Thực đơn cho bé táo bón

  1. Ép bé ăn quá nhiều

Đa phần các cha mẹ đều cho rằng con ăn càng nhiều thì càng tốt, nhưng thực tế đã chứng inh, việc ép bé ăn quá nhiều là biện pháp rất phản khoa học. Ép bé ăn nhiều chỉ càng làm cho bé nôn trớ, sợ ăn, sợ thức ăn. Nên nhớ, trẻ đang thời kì ăn dặm tức là chỉ là thức ăn bổ sung thêm, còn sữa mẹ/sữa công thức vẫn là thức ăn chính của trẻ. Vì vậy, cha mẹ đừng quá lo lắng về vấn đề trẻ ăn ít hay ăn nhiều nhé, bé chỉ cần ăn đủ mà thôi.

dinh-duong-cho-tre-bi-tieu-chay-rota

  1. Chỉ cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn

Nhiều ông bố bà mẹ vẫn lo con không thể tiêu hóa được những thức ăn lớn nên vẫn chủ yếu cho con ăn thức ăn xay nhuyễn. Nhưng điều này về lâu về dài lại có hại cho bé bởi bé sẽ chỉ quen ăn những thực phẩm mềm nhuyễn, không có khả năng nhai, cắn thức ăn làm chậm sự phát triển của bé. Lời khuyên tốt nhất chính là cha mẹ nên tập dần cho bé ăn những đồ ăn dạng miếng, khúc, mẩu ngay từ khi bé được 6 tháng tuổi. Mẹ không nhất thiết phải bắt bé ăn nhiều, tập dần mỗi bữa một chút cho bé quen dần với khẩu phần ăn, nên kết hợp cả đồ ăn xay nhuyễn lẫn đồ ăn miếng để bé tập nhai, tập gặm, khám phá và trải nghiệm thức ăn.

  1. Bỏ qua các triệu chứng tiêu hóa của bé

Trong quá trình lớn, bé thường bị táo bón, nổi mẩn, tiêu chảy… đây là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ, đến mức nhiều bà mẹ coi đây là triệu chứng bình thường. Nhưng thực tế, bé chỉ bị tiêu chảy, táo bón… khi chế độ ăn của trẻ có vấn đề. Trẻ mới ăn dặm hay gặp phải các triệu chứng trên do hệ tiêu hóa yếu, chưa kịp thích nghi với thức ăn mới. Hãy xem lại chế độ ăn của trẻ, chọn những thực phẩm trẻ dễ diêu hóa hơn.

  1. Cho bé ăn dặm quá sớm

Thông thường, trẻ 6 tháng tuổi đã có thể ăn đồ ăn dặm. Nhưng quá trình này có thể sớm hoặc muộn hơn một chút giữa các trẻ do khả năng hấp thụ, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống của của trẻ. Đôi khi với trẻ ở độ tuổi này, cha mẹ cho ăn là quá sớm, nhưng cũng có lúc với trẻ khác lại là quá muộn. Nhưng cha mẹ có thể dựa vào 1 số dấu hiệu để biết được trẻ đã đến lúc ăn được đồ ăn dặm hay chưa: bé tự ngồi dậy được, bé mở miệng khi nhìn thấy thức ăn. Nhưng nếu trong quá trình ăn bé bị táo bón, hay nổi mẩn, cha mẹ nên ngừng lại và kiên nhẫn chờ cho hệ tiêu hóa của trẻ phát triển hoàn thiện hơn.

Cha mẹ thân mến, việc cho bé ăn dặm đúng thời điểm là điều cần thiết, việc cho con ăn quá sớm, không cân đối dinh dưỡng hoặc bỏ qua các triệu chứng tiêu hóa của con sẽ chỉ khiến con trở nên sợ ăn, biếng ăn, chậm lớn… Trong mỗi bữa ăn dặm của bé, mẹ nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con. Ban đầu, hãy cho con ăn bột gạo, bột dinh dưỡng, sau đó mẹ có thể xay nhuyễn rau củ để thêm vào bột, thay đổi khẩu vị cho bé. Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung các loại men vi sinh chứa vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bé, đặc biệt là các loại men có chứa cả hai thành phần là probiotic và prebiotic hỗ trợ sức khỏe hệ tiêu hóa và tăng cường hấp thu dưỡng chất. Chúc bé khỏe – mẹ vui!

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến sữa, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Bé bị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải:bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN