Cuộc sống ngày càng hiện đại, thức ăn cho bé cũng ngày càng phong phú và bổ dưỡng thì tình trạng táo bón ở trẻ cũng ngày tở nên tăng hơn, điều này khiến không ít ba mẹ lo lắng vì tình trạng táo bón không những ảnh hướng tới cuộc sống của trẻ mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển thể chất sau này.
Những biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị táo bón
- Trẻ không phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ: Khi bị táo bón trẻ rất dễ bỏ bữa, biếng ăn, để lâu ngày cơ thể sẽ không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng, các loại vitamin và khoảng chất chần thiết. Từ đó thể chất và trí tuệ của trẻ không được khỏe mạnh và phát triển không hoàn hảo so với các trẻ cùng trang lứa khác.
- Trẻ bị nứt hậu môn: Trẻ bị táo bón thường rất sợ đi tiêu và điều dễ nhận biết là trẻ sẽ cố nhịn đến không thể nhịn được nữa. Phân bị ứ trong ruột lâu ngày sẽ bị mất nước và trở nên khô hơn, trẻ lại càng bị táo nặng hơn nữa.
- Trẻ bị trĩ, sa trực tràng: Phân bị ứ đọng trong trực tràng gây ảnh hưởng và cản trở tuần hoàn máu, lâu ngày sẽ gây hiện tượng trĩ, sa trực tràng, thậm chí là ung thư trực tràng.
- Rối loạn tâm – thần kinh: Phân ở lâu trong đại tràng sẽ là nguồn kích thích gây ra những rối loạn thần kinh khiến trẻ bị táo bón triền miên, dễ nổi cáu, mệt mỏi, biếng ăn, mất tập trung trong giao tiếp.
Cách phòng ngừa bệnh táo bón ở trẻ
- Trong 6 tháng đầu đời mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn vì sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất dành cho trẻ, giúp trẻ tiêu hóa tốt và phòng chống được bệnh táo bón hiệu quả.
- Nếu nuôi con bằng sữa công thức mẹ cần chú ý pha sữa đúng cách và đúng tỉ lệ theo hướng dẫn trên bao bì hộp sữa. Giữ vệ sinh bình sữa vô trùng để phòng ngừa các căn bệnh lây qua đường tiêu hóa và bổ sung lượng nước đầy đủ cho bé để giúp cải thiện hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động tốt hơn.
- Trẻ lớn đã ăn dặm thì nên cho trẻ ăn dặm đúng khoa học, bổ sung lượng chất xơ đầy đủ từ các loại trái cây tươ, đặc biệt là mận, táo, lê… là những loại nước ép rất tốt cho hệ tiêu hóa, cho trẻ ăn nhiều các loại rau xanh đậm như rau dền, rau đay, bồ ngót… để bổ sung đầy đủ lượng chất xơ cần thiết.
Khuyến khích trẻ vận động thường xuyên, phù hợp với lứa tuổi, ba mẹ nên xoa bóp vùng bụng cho bé, để giúp tăng nhu động ruột, trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn. - Tập cho trẻ thói quen đi ngoài đúng giờ và tạo cho bé một không khí thoải mái khi đi vệ sinh để không bị tâm lý “ sợ đi tiêu”
- Một điều mà ba mẹ không được bỏ qua là bổ sung đầy đủ lợi khuẩn probiotic cho bé vì probiotic có vai trò quan trọng cho hệ tiêu hóa của bé, giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột, ngăn chặn và phòng được sự xâm nhập của các hại khuẩn gây ra các bệnh đường tiêu hóa, tăng sức đề kháng và khả năng hấp thụ dưỡng chất cho bé.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, để bổ sung lợi khuẩn probiotic hiệu quả mẹ nên cho bé uống men vi sinh vì đây là cách bổ sung tốt nhất dành cho hệ tiêu hóa của bé. Trên thị trường có nhiều loại men vi sinh,nhưng mẹ nên lựa chọn các loại men vi sinh có chứa cả Prebiotic và Probiotic sẽ giúp men vi sinh phát huy hiệu quả tốt nhất.
Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến sữa, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Bé bị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải:bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.