MẸ NÊN CHO BÉ ĂN GÌ KHI BÉ BỊ TÁO BÓN?

Táo bón khiến trẻ mệt mỏi, chán ăn, bụng lúc nào cũng bị trướng, ứ hơi. Trong lúc này, việc mẹ cần làm chính là điều chỉnh lại ngay chế độ ăn của bé, giúp bé đi ngoài dễ dàng.

Thuốc trị rối loạn tiêu hoá

Trẻ sơ sinh bị táo bón

Trị tiêu chảy cho bé

Vậy mẹ nên cho bé ăn gì?

Bé bị táo bón nguyên nhân chủ yếu là do chế độ ăn của bé đang chưa hợp lý. Chính vì vậy, thay đổi chế độ ăn sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé làm việc trôi trảy hơn. Trong trường hợp mẹ cho con bú bị táo bón, mẹ cũng cần điều trị trước, vì sẽ làm ảnh hưởng đến con.

Thứ nhất, hãy bổ sung nước vào chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ. Chế độ uống nước hợp lí của trẻ được phân bổ như sau:

  • Trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200 ml nước/ngày.
  • Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300 ml nước/ngày.
  • Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600 ml nước/ngày.
  • Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày.
  • Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000 ml nước/ngày.

làm gì khi trẻ bị táo bón

Nước này vừa có thể là nước trong thức ăn (trong cơm, thức ăn, canh, trái cây…) và nước uống ở các dạng khác nhau (nước đun sôi để nguội, nước chè, nước hoa quả…).

Thứ hai, cho bé ăn nhiều thức ăn có chứa chất xơ: Rau xanh, hoa quả, trái cây khô, hạt ngũ cốc; ăn các chất lâu tiêu như bánh mỳ đen, gạo lức…

Các thức ăn này chứa nhiều chất xơ và chất pectin tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, ức chế quá trình gây thối, ngoài ra các chất độc hại sẽ bám vào các chất xơ và được thải ra ngoài cơ thể. Ngoài ra, ăn các chất này làm tăng khối lượng phân – kích thích lên thành ruột, gây tăng nhu động ruột và gây cảm giác mót đại tiện. Mẹ có thể chế biến rau củ thành các món canh, món luộc, món hấp cho bé. Nếu bé không thích, mẹ hãy làm nước ép rau củ cùng hoa quả, kích thích vị giác của trẻ.

Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể cho bé ăn thêm các loại rau củ nhuận tràng như khoai lang, đậu đũa, rau đay, rau rền, mùng tơi, rau khoai lang, khoai sọ, đu đủ xanh, chuối tiêu chín, giúp bé dễ dàng đi hơn.

Một điều quan trọng không kém, cho bé sử dụng men tiêu hóa cũng là cách hay để bé không bị táo bón. Đặc biệt là men vi sinh chứa các lợi khuẩn probiotic và chất xơ hòa tan prebiotic giúp quá trình tiêu hóa được trôi chảy. Nếu có thể, mẹ hãy chọn men tiêu hóa có chứa cả thành phần fructose Oligosaccharide và Lactose nữa nhé. Đây là những thành phần quan trọng giúp bé xóa tan cảm giác đầy bụng, chán ăn, hỗ trợ chống táo bón.

Ngoài ra, giờ giấc sinh hoạt cũng ảnh hưởng khá nhiều đến tình trạng của bé, trong đó có giờ ăn và giờ đi vệ sinh. Mẹ nên cho bé ăn đúng giờ, (4-5 bữa/ngày). Trước khi đi ngủ nên ăn một cốc sữa chua, dần dần sẽ cải thiện đáng kể chủng vi khuẩn có lợi trong ruột. Mẹ cũng có thể rèn cho bé thói quen đi vệ sinh theo giờ, đi ngoài 1 lần/ngày, thời gian tốt nhất là chiều tối hoặc sáng, không quá khuya, không nhìn đi ngoài.

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến sữa, trẻ lười ăn,bé bị tiêu chảy, Bé bị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải:bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN