Hầu như trẻ sơ sinh nào cũng gặp phải các vấn đề liên quan đến hệ tiêu hóa như: đau bụng, nôn trớ, tiêu chảy, táo bón, biếng ăn. Mẹ cần biết những gì để về hệ tiêu hóa của trẻ để chăm sóc trẻ được tốt hơn.
– Mua men vi sinh ở đâu
Bụng con khỏe, con mới phát triển toàn diện
Trẻ nhỏ muốn phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ chỉ khi được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất. Điều này đồng nghĩa với việc mẹ cần đảm bảo hệ tiêu hóa của trẻ luôn trong tình trạng “ tốt”.
Ở đây không bàn chi tiết việc vai trò của hệ tiêu hóa trong việc hỗ trợ sự phát triển của trẻ như thế nào vì đó là điều quá hiển nhiên. Dinh dưỡng chiếm 32% trong những yếu tố ảnh hưởng lớn nhất tới sự phát triển của trẻ.
Vậy hệ tiêu hóa của trẻ ảnh hưởng như thế nào đến hệ miễn dịch?
Dọc thành ruột có những hạch lympho thực thiện việc đào tạo các tế bào mễn dịch cho cơ thể. Vì vậy, đường ruột khỏe thì hạch lympho mới có sức để giúp các tế bào miễn dịch trở nên khỏe hơn, gia tăng sức đề kháng tới 80%.
Còn trí não thì sao?
Hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ nhờ việc trực tiếp cung cấp những dưỡng chất giúp phát triển não bộ như sắt, kẽm, canxi, omega 3, DHA, axit folic… Ngoài ra, hệ tiêu hóa và não bộ còn liên quan mật thiết với nhau qua trục não, giúp 2 bộ phận này cùng nhau phát triển.
Tuy nhiên, trong những năm tháng đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu, chưa phát triển hoàn thiện nên dễ mắc các bệnh về tiêu hóa như: nôn trớ, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón… Nếu để bệnh kéo dài sẽ ảnh hưởng xấu tới thể trạng và có nguy cơ mắc nhiều bệnh khác. Vì vậy, nhiệm vụ của mẹ khi chăm sóc bé là luôn giúp cho hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh.
Làm gì để hệ tiêu hóa của bé luôn khỏe mạnh
– Cho bé ăn dặm đung cách: Các mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm hay quá muộn. Lứa tuổi phù hợp nhất để bé bắt đầu ăn dặm là 6 tháng tuổi. Trong thời gian đầu, mẹ hãy cho bé làm ăn ít một để làm quen dần rồi từ từ tăng lên đến khi bé quen hẳn. Hệ tiêu hóa của bé cần thời gian để làm quen dần với các loại đồ ăn mới.
– Luôn bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào trong thực đơn hàng ngày của bé. Chất xơ vừa có công dụng giúp thanh lọc thực ăn trong hệ tiêu hóa vừa hỗ trợ quá trình lấy năng lượng, đẩy chất thải còn lại ra ngoài.
– Tập cho bé thói quen uống nước theo nhu cầu: Trẻ 6 tuổi trở lê đã có thể tập uống nước. Tùy theo từng độ tuổi mà nhu cầu uống nước khác nhau. Mẹ hãy bổ sung nhiều chất lỏng cho trẻ để cải thiện phát triển hệ tiêu hóa, giúp quá trình hấp thu và bài tiết dễ dàng hơn. Nguy cơ mắc bệnh táo bón cũng vì thế giảm đáng kể.
– Luôn chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm khi chăm sóc bé: Hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu nên ba mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn những thực phẩm chưa chín, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào đường ruột, gây hại cho bé. Chỉ nên cho trẻ ăn những thực phẩm phù hợp với tuổi.
– Bổ sung lợi khuẩn probiotic cho trẻ: Probiotic là một thành phần không thể thiếu trong hệ tiêu hóa của trẻ, nó giúp cân bằng hệ sinh thái đường ruột, chiến đấu và ngăn chặn sự xâm nhập của các hại khuẩn gây bênh. Đồng thời giúp tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất cho trẻ, tăng sức đề kháng và kích thích trẻ ăn ngon hơn.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, mẹ nên cung cấp cho bé lợi khuẩn probiotic dưới dạng men vi sinh, sản xuất bằng công nghệ tiên tiến giúp đưa được lợi khuẩn probiotic còn sống tới đường ruột gấp nhiều lần các loại khác. Mẹ nên ưu tiên các loại men vi sinh này có chứa cả prebiotic, vì đây là thức ăn nuôi dưỡng probiotic phát triển tốt hơn trong đường ruột, giúp men vi sinh phát huy tối đa hiệu quả.
Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến sữa, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Bé bị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải:bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.