Dinh dưỡng cho bé trong thời kỳ đầu ăn dặm là rất quan trọng. Khi chuyển sang một hình thức ăn uống mới, có thể bé sẽ không quen nên các mẹ cần bổ sung dưỡng chất một cách hợp lý qua đồ ăn để bé nhanh thích nghi với lối ăn mới này và đảm bảo được sức khỏe.
Những dấu hiệu nhận biết bé muốn ăn dặm
Thông thường từ 6 tháng tuổi trở đi bé đã có thể bắt đầu ăn dặm nhưng có một số bé phát triển tốt có thể muốn ăn dặm sớm hơn (có thể từ tháng thứ 5). Do đó, các mẹ cần chú ý tới những dấu hiệu sau đây để biết nhu cầu ăn dặm của bé nhà mình:
- Bé ngủ ít hơn và rất hay đòi bú.
- Sau khi bú no sữa, bé vẫn khóc và đòi bú thêm.
- Những giấc ngủ của bé trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy sớm hơn.
- Bé có vẻ không muốn đợi đến lần bú kế tiếp, trở nên cáu kỉnh và hay mút tay.
- Bé trông rất hứng khởi khi thấy có người ăn và dường như muốn đưa tay với thức ăn mà họ đang cầm.
Khi nhận thấy những dấu hiệu này ở bé yêu của bạn thì tức là sữa mẹ (sữa ngoài) không thể đủ làm thỏa mãn bé được nữa, bé nhà bạn đang muốn một thực đơn phong phú hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đã khuyến cáo độ tuổi ăn dặm sớm nhất ở trẻ là 17 tuần tuổi.
Cách bổ sung thức ăn.
- Cách thức cho bé ăn dặm: cần lựa chọn thực đơn phong phú. Đồng thời các mẹ nên chọn loại thực phẩm tự nhiên chưa qua chế biến như hoa quả, các loại thịt đỏ và trắng, rau củ. Lưu ý là chúng phải có giá trị dinh dưỡng cao. Nếu bé ăn chay thì cần đảm bảo rằng bé vẫn hấp thụ đầy đủ dưỡng các chất dinh dưỡng. Tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhé.
- Những thức ăn dặm đầu tiên cho bé: cần chọn những đồ ăn có mùi vị nhẹ nhàng và thành phần mềm mịn để bé học cách nuốt đồ ăn: súp nghiền nhừ và các đồ ăn say nhuyễn là món ăn lý tưởng cho bé. Các mẹ cũng có thể bắt đầu bằng bột trộn với một chút sữa hàng ngày của bé để cho bé có thời gian thích nghi, bớt lạ lẫm với đồ ăn mới. Trong lúc này, kiên nhẫn với bé là yếu tố hàng đầu để giúp bé của bạn nhanh chóng làm quen với hình thức ăn mới.
- Bổ sung thức ăn cho bé trong thời kỳ ăn dặm:
+ Các mẹ cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất cho bé nhé: tinh bột (cơm, cháo, bột, mì), chất đạm (thịt, tôm, cua, cá, gà, hải sản), chất xơ (các loại hạt đậu, sữa có đậu nành, rau củ, đậu phụ), vitamin và khoáng chất (rau củ trái cây, hoặc nước ép rau củ quả). Ngoài ra, các mẹ vẫn cần cho bé ăn thêm dầu ăn để giúp bé tăng năng lượng. Các loại thực phẩm ăn kèm bột cần được nấu chín và xay mịn để bé dễ nuốt.
+ Khi bé được 8 tháng tuổi trở lên, các mẹ có thể cho bé ăn bột đặc vì lúc này bé đã làm quen với việc nhai và nuốt đồ ăn. Thêm nữa là nhớ tăng khẩu phần ăn của bé lên nhé các mẹ. Ngũ cốc có thể là một lựa chọn hợp lý trong việc bổ sung đồ ăn cho bé. Bởi trong ngũ cốc có chứa sắt – thúc đẩy quá trình sản sinh ra bạch cầu nên có tác dụng làm giảm tình trạng thiếu máu ở trẻ em. Đồng thời chúng còn chứa chất xơ giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Có thể trộn ngũ cốc với các loại hạt nhỏ và sữa mẹ (hoặc công thức) để cho bé ăn. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể cho bé ăn các loại thức ăn có kết cấu lớn hơn và có thể thay thế cơm, cháo bằng mỳ ống… để làm bé không bị ngán và chán ăn.
+ Trong giai đoạn bé ăn dặm này, để kích thích bé thèm ăn và phòng tránh trường hợp bé biếng ăn, bỏ ăn, các mẹ nên cho bé dùng thêm men vi sinh để hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn với những đồ ăn mới. Tốt nhất các mẹ nên tìm mua sản phẩm có chứa cả hai thành phần Probiotic – vi khuẩn có lợi cho đường ruột và Prebiotic – chất xơ hòa tan và nguồn thức ăn của các lợi khuẩn. Lưu ý các mẹ nên đọc kỹ thành phần trên bao bì nhé. Bởi hiện nay đa số các loại men vi sinh đều chỉ chứa Probiotic mà chưa có Prebiotic.
Hy vọng bài viết đã cung cấp được những thông tin cần thiết cho các mẹ để chăm sóc bé ăn dặm một cách đúng cách, giúp bé phát triển tốt nhất.