Theo thống kê thì trung bình khoảng 100 trẻ thì có đến 3 trẻ gặp vấn đề về táo bón. Táo bón kéo dài làm ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc khắc phục vấn đề này không quá khó. Dưới đây là những giải pháp điều trị cho trẻ bị táo bón mà mẹ nên biết và áp dụng một cách kịp thời.
Trẻ bị táo bón có biểu biện gì?
Giảm số lần đại tiện so với những ngày trước là biểu hiện dễ thấy nhất khi trẻ bị táo bón. Đối với trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi thì có thể 3 – 4 ngày mới đi đại tiện một lần, phân không xốp mà keo lại dẻo như đất sét. Bé quấy khóc, không chịu bú ngủ không ngon. Bụng hơi phình. Đối với trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi thì khi đi đại tiện phân cứng lại, rất khó rặn và bé rất ngại đi đại tiện.
Khi trẻ ở độ tuổi từ 6 đến 12 tháng, lúc này bé đã ăn dặm chính vì vậy mà phân của bé cứng hoặc tròn nhỏ như phân dê, trẻ rặn khó, đại tiện chảy máu. Bụng căng cứng sờ nắn thấy có phân rắn bên trong.
Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón
Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón có thể là teo trực tràng hay ruột, thoát vị màng não, không có cơ ở thành bụng, xơ nang tụy, phình đại tràng bẩm sinh. Chế độ ăn thiếu chất xơ hay ăn quá nhiều chất cứng, uống nhiều sữa bò, hay ăn sữa bò sớm hay ăn quá nhiều. Bé trì hoãn đi tiêu nếu nơi đó khiến bé không cảm thấy thoải mái hoặc có khi vì bé “bận” và bỏ qua nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh. Khi đi tiêu, bé có thể bị đau do rách hậu môn khiến bé quyết định nín luôn để tránh bị đau hơn.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân khác khiến bé bị táo bón còn có thể do bé đang trong quá trình sử dụng thuốc có opium, thuốc chống co thắt hay giảm nhu động ruột, lạm dụng thuốc nhuận tràng, thiểu năng giáp, giảm kali máu.
Giải pháp điều trị cho trẻ bị táo bón mẹ nên biết
Mẹ nên tập cho trẻ bị táo bón ăn nhiều rau xanh và quả chín từ khi còn nhỏ và khuyến khích con chạy nhảy, nô đùa… Đây là những cách đơn giản nhất để giúp táo bón tránh xa trẻ. Tùy theo từng nguyên nhân mà mẹ nên tìm cách điều trị nhưng điều chỉnh lại chế độ ăn vẫn là quan trọng nhất:
– Uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 – 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 – 12 tháng uống 200 – 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 – 3 tuổi uống 500 – 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 – 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 – 2000 ml nước/ngày.
– Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhuận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.
– Chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền
– Trẻ lớn: Không nên ăn các loại hoa quả có vị chát: Ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có gas, cà phê…
Bên cạnh đó tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn cho bé như: Chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao
– Xoa bụng cho trẻ: Theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 – 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn
– Vệ sinh đại tiện: Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì xi ị hoặc cho trẻ ngồi bô vào một giờ nhất định trong ngày.
– Dùng thuốc: Thuốc nhuận tràng, men tiêu hóa, vitamin C theo đơn của bác sĩ hoặc sử dụng thực phẩm chức năng men vi sinh để hỗ trợ chữa trị táo bón cho trẻ nhỏ.
Hi vọng rằng những chia sẻ trên đây đã giúp các mẹ có những thông tin cần thiết về việc chữa trị cho trẻ bị táo bón một cách hiệu quả nhất.