Mách mẹ chế độ dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn từ 6-11 tuổi

Giai đoạn từ 6 tuổi, trẻ bắt đầu đến trường, cùng với đó là bước vào giai đoạn phát triển nhanh, rất cần được cung cấp một chế độ dinh dưỡng với đầy đủ các dưỡng chất cho sự phát triển tối ưu nhất. Đặc biệt, với trẻ biếng ăn ở giai đoạn này, chế độ dinh dưỡng nắm vai trò quan trọng hơn cả. 

Nhu cầu dinh dưỡng tuổi lên 6 – Những điểm đặc biệt các mẹ cần lưu ý!

Ở độ tuổi lên 6, trẻ hầu như đã có thể ăn được toàn bộ các món giống người lớn nên thực đơn cho bé 6 tuổi cũng cần phải đa dạng. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là bé được thoải mái ăn, uống theo sở thích. Ba, mẹ cần đảm bảo những món con ăn phải cân bằng các nhóm chất, đáp ứng đúng và đủ nhu cầu dinh dưỡng. Trung bình mỗi ngày, thực đơn cho bé 6 tuổi cần cung cấp một lượng phù hợp muối, đường, chất béo, chất đạm (protein), sữa, tinh bột, chất xơ và vitamin.

Theo nguồn từ Viện Dinh Dưỡng Quốc Gia, đi kèm với “Tháp dinh dưỡng cho trẻ 6-11 tuổi” đó là “Hình ảnh minh họa kích cỡ đơn vị ăn của một số thực phẩm”. Trong đó, lượng thực phẩm cho một đơn vị ăn tương ứng với mỗi tầng thực phẩm được minh họa cụ thể giúp người sử dụng có thể hình dung và dễ dàng ước tính lượng thực phẩm tiêu thụ trung bình cho một trẻ trong một ngày.

Trẻ biếng ăn giai đoạn 6-11 tuổi cần bổ sung gì?

Trong đó, những chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng cho sự phát triển của trẻ 6 tuổi mà bố mẹ cần phải lưu ý khi xây dựng thực đơn hàng ngày:

1. Đường

Rất quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể. Với bữa chính, việc cho trẻ ăn đủ lượng tinh bột (cơm, bún, miến…) sẽ là một cách cung cấp đường cho cơ thể. Ngoài ra, có thể cho con ăn một ít trái cây, sữa, bánh hoặc sữa chua có đường vào các bữa phụ. 

2. Sắt

Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu dẫn đến trẻ giảm tập trung, khó tiếp thu bài vở, dễ làm tính sai, buồn ngủ, mệt mỏi… Do đó, cần bổ sung đủ sắt cho con qua sữa công thức hoặc ăn ngũ cốc. Ngoài ra, trong bữa chính, bé nên ăn nhiều cá ngừ, cá hồi, rau cải xanh đậm, thịt gà, các loại thịt màu đỏ,…

3. Axit folic

Acid folic đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển các hồng cầu. Vì thế, nếu bé nào cơ thể thiếu quá nhiều acid folic sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi hoặc mau quên, dễ bị kích động,… sau khi tập trung học trong một thời gian ngắn. Bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc có cần uống bổ sung thêm acid folic bên cạnh chế độ ăn hay không

4. Vitamin B

Vitamin B ảnh hưởng rất nhiều đến tâm trạng của trẻ. Thiếu hụt vitamin B, trẻ dễ trở nên hung hăng, hiếu chiến, dễ thất vọng, chán nản… Vitamin B có trong rau quả, thịt cá… Ngoài ra, có thể cho bé uống bổ sung vitamin B theo chỉ định của bác sĩ.

5. Vitamin A

Vitamin A có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị giác cho trẻ. Vitamin A còn được tìm thấy dưới dạng beta-carotene trong các loại rau cải có lá màu xanh đậm, những loại trái cây có sắc đỏ, vàng…

6. Kẽm

Sự thiếu hụt kẽm trong cơ thể bé có thể ảnh hưởng đến sự tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng. Thịt và hải sản là nguồn cung cấp kẽm rất lớn. Ngoài ra, có thể cho trẻ dùng thêm các loại đậu, ngũ cốc nguyên hạt, bí đỏ…

7. Omega 3

Omega 3 đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển trí não của trẻ. Khi mắc chứng biếng ăn, trẻ có thể bị thiếu hụt Omega 3 nên việc bổ sung vi chất này sẽ giúp não bộ của con hoạt động tốt, ăn uống ngon miệng hơn và cải thiện tâm trạng.

Cách cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ 6-11 tuổi

Bên cạnh việc xây dựng thực đơn cho trẻ biếng ăn ở giai đoạn này, các bậc phụ huynh cũng nên cải thiện tình trạng chán ăn, lười ăn cho bé bằng những cách sau đây:

1. Bổ sung lợi khuẩn bằng men vi sinh cho trẻ, tăng cường tiêu hóa, kích thích ăn ngon

Hiện nay trên thị trường có sản phẩm Men vi sinh Golden Lab từ kim chi Hàn Quốc rất được khuyên dùng, mọi người tin dùng. Sử dụng Golden Lab giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cải thiện các rối loạn đường tiêu hóa, tăng cường sức khỏe. Hơn nữa, Golden Lab giúp kích thích vị giác của trẻ, cải thiện tình trạng biếng ăn hiệu quả. Nhờ đó trẻ ăn ngon hơn, thèm ăn hơn, tiêu hóa và hấp thu tốt. Hơn nữa, Golden Lab rất an toàn với sức khỏe, dùng được cho cả phụ nữ có thai, cho con bú, người có bệnh nền.

2. Thường xuyên nói chuyện và tâm sự với con

Việc thường xuyên trò chuyện với trẻ sẽ giúp hiểu tâm lý của con hơn, những món ăn bé không thích cũng như thích. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể chia sẻ với giáo viên những món ăn bé không thích để được hỗ trợ.

3. Bố mẹ nên hạn chế cho trẻ ăn vặt quá nhiều

Đồ ăn vặt thường không đem lại hàm lượng dinh dưỡng mà chỉ tác động đến vị giác khiến bé yêu thích. Khi con ăn quá nhiều đồ ăn vặt chắc chắn sẽ không cảm thấy hứng thú với bữa ăn mà bố mẹ chuẩn bị, gây ra biếng ăn

4. Trang trí món ăn đẹp và lạ mắt

Thay vì những món ăn quen thuộc và nhàm chán, bố mẹ có thể thay đổi cách trang trí sao cho bắt mắt, thu hút con. Bởi vì trẻ thường hứng thú với những hình thù ngộ nghĩnh và màu sắc rực rỡ. Việc này sẽ giúp bé cảm thấy thích thú và tò mò hơn khi tới bữa ăn.

Liên hệ 1900.1259 – 0896.509.509 để được chuyên gia hướng dẫn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN