Trào ngược dạ dày thực quản khiến trẻ khó chịu hơn cả nôn trớ. Vậy làm thế nào để phát hiện và khắc phục được tình trạng này. Mẹ hãy xem ngay những chia sẻ ở bài viết dưới đây nhé!
Nguyên nhân mắc chứng trào ngược ở trẻ
Trào ngược là tình trạng thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày về thực quản, làm trẻ nôn ói. Chứng trào ngược này gặp phổ biến ở các bé sơ sinh khiến bé quấy khóc, chậm lớn và có thể làm bé dễ mắc các chứng bệnh liên quan đến hô hấp.Một số nguyên nhân chính gây chứng trào ngược ở trẻ
- Dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện: Trẻ sơ sinh dạ dày của trẻ nằm ngang và cao hơn so với người lớn. Bên cạnh đó, cơ thắt ở hai đầu dạ dày chỉ mở khi có thức ăn đi qua và đóng lại khi thành dạ dày co bóp, nhào thức ăn hoạt động chưa ổn đỉnh khiến cho bé dễ bị trào ngược thức ăn lên thực quản
- Tư thế cho trẻ bú không đúng: Các mẹ thường hay nằm cho bé bú, tư thế này làm cho trẻ dễ nôn trớ vì lúc này dạ dày như một cốc sức nằm ngang khiến sữa dễ bị trào ra ngoài.
Xem thêm :
Cách nhận biết chứng trào ngược ở trẻ
-Trẻ ho sau khi uống sữa hoặc bú mẹ
– Nôn trớ nhiều, đặc biệt à sau khi bú
– Quấy khóc
– Sụt cân hoặc tăng cân chậm
– Trẻ thở khò khè và bắt đầu gặp vấn đề về hô hấp.
Khi trẻ gặp phải những triệu chứng kể trên, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ và có thể trải qua các xét nghiệm như: Đo mức pH của dạ dày và thực quản, chụp X-quang thực quản, chụp X-quang phần trên hệ thống tiêu hóa.
Chứng trào ngược ảnh hưởng đến sức khỏe của bé như thế nào?
Tình trạng trào ngược thực quản chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh và khi bé lớn lên hiện tượng này cũng giảm dần. Có những trường hợp trào ngược kéo dài, gây hư hại thực quản hoặc dịch dạ dày đi vào phổi và gây viêm phổi. Vì vậy khi thấy bé khó thở sau khi nôn, bỏ bú và sút cân… thì cần đưa đi đi gặp bác sĩ.
Làm thế nào để giảm được tình trạng trào ngược thực quản ở trẻ?
Mẹ vẫn duy trì việc cho con bú hay uống sữa đều trong ngày nếu bé vẫn khỏe mạnh và tăng trưởng bình thường. Để giảm tình trạng chứng trào ngược, mẹ cần áp dụng những biện pháp sau
– Cho vào bình sữa pha công thức hoặc sữa mẹ đã được vắt một thìa café bột gạo sữa
– Thay núm vú khác có lỗ hình chữ thập giúp trẻ dễ ti hơn.
– Cho bé ợ hơi khi bú hết bột bên ngực hoặc uống được 50 ml sữa.
– Khi bé ngủ nên kê cao đầu
– Khi bé bắt đầu ăn dặm, thực ăn sẽ giúp cải thiện tình trạng trào ngược ở bé.
– Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ
– Sau khi bé ăn xong mẹ không nên đặt bé nằm ngay mà bế bé thẳng đứng, tránh rung lắc nhiều sẽ làm bé dễ bị nôn trớ ra ngoài.
– Hút mũi sạch cho trẻ khi bị sắc sữa và thức ăn.
– Khi đưa bé đi khám, bác sĩ có thể kê cho bé một số loại thuốc hỗ trợ nhu động ruột và trung hòa axit dạ dày.
Độc giả có thể gửi câu hỏi về hòm thư: bslethihai@bekhoemevui.vn để được thạc sĩ. Lê Thị Hải tư vấn, giải đáp hoặc gọi 1900 545439 – 0439 960 886 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh lý và sản phẩm (miễn phí).