Trẻ bị thủy đậu chữa trị như thế nào?

Làm thế nào khi trẻ bị thủy đậu

Thủy đậu mặc dù lành tính nhưng nếu không được chữa trị sớm và đúng cách thường để lại sẹo và nhiều biến chứng nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.

Nguyên tắc điều trị thủy đậu

Một khi trẻ đã bị thủy đậu thì việc điều trị chủ yếu bao gồm tìm các biện pháp giảm bớt các triệu chứng. Ba mẹ cần giữ cho bé không gãi vào mụn, khiến mụn thủy đậu vỡ ra và nhiễm trùng.

Trẻ bị thủy đậu cần được vệ sinh sạch sẽ

Khi trẻ mắc bệnh thủy đậu, ba mẹ cần giữ vệ sinh da cho bé sạch sẽ để tránh bội nhiễm vi khuẩn. Mẹ vẫn tắm và lau cho trẻ bằng nước ấm. Sau khi lau, tắm xong nên dùng vải thô sạch thấm khô da cho trẻ rồi mặc quần áo rộng, thoáng. Khi có nhiều nốt phỏng vỡ hoặc có dấu hiệu bất thường, cần cho trẻ đi bệnh viện để được điều trị đề phòng nhiễm khuẩn, nhiễm độc và biến chứng nguy hiểm.

Nếu trẻ chỉ có vài ba nốt thủy đậu bị vỡ thì có thể dùng nước oxy già (H202) rửa, dùng bông vô trùng thấm khô.  Bông này sau khi dùng xong cho vào túi nilông buộc kín, cho vào nước đun sôi để diệt mầm bệnh, tránh lây lan.

Ba mẹ tránh để trẻ gãi các mụn nước vì tăng nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí cần cắt ngắn móng tay hoặc đeo găng tay cho trẻ. Mẹ cũng chú ý đến vệ sinh cá nhân sạch sẽ và tìm cách giảm ngứa cho trẻ.

Làm thế nào khi trẻ bị thủy đậu

Ảnh minh họa

Khi bị thủy đậu mẹ cần giữ cho bé không gãi vào mụn, gây bội nhiễm nguy hiếm

Thuốc dành cho bé bị thủy đậu

Để tránh hiện tượng dịch mủ thủy đậu làm dính mắt của bé, hoặc mụn xuất hiện trong niêm mạc mũi, mẹ cần nhỏ mắt, mũi bằng thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 4 phần nghìn hoặc argyrol 1 phần trăm (3-4 lần/ngày), kem acyclovir 3%.

Bôi kem acyclovir 5% để giảm ngứa, hạn chế thương tổn và bội nhiễm. Những trường hợp nặng, cho uống acyclovir. Khi nốt phỏng vỡ, bôi thuốc xanh methylen để bớt nhức, làm se nốt, và ngừa bội nhiễm vi khuẩn; không được bôi mỡ tetracyclin, mỡ penicillin hay thuốc đỏ.

Giữ cho da của trẻ luôn luôn sạch sẽ: giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay; trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan (talc) hoặc phấn rôm vô khuẩn khắp người để trẻ đỡ ngứa; tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, bội nhiễm vi khuẩn.

Giảm đau và sốt cho bé

Nếu bé bị đau hay bị sốt, mẹ có thể cung cấp cho trẻ một loại thuốc giảm đau nhẹ như paracetamol hoặc ibuprofen. Thực hiện theo các hướng dẫn liều lượng cung cấp theo đúng chỉ dẫn. Đặc biệt mẹ không được sử dụng aspirin vì thuốc này khi điều trị thủy đậu có thể gây ra tác dụng phụ nguy hiểm.

Bé bị thủy đậu chữa trị như thế nào?

Ảnh minh họa

 Bệnh thủy đậu ở trẻ hoàn toàn có thể chữa khỏi mà không để lại biến chứng gì

Giữ bé trong môi trường thoáng mát

Giữ trẻ trong môi trường lạnh mát vì nhiệt và mồ hôi có thể làm cho bé cảm thấy khó chịu và ngứa ngáy hơn. Nếu như giấc ngủ của trẻ bị xáo trộn do ngứa ngáy, bạn có thể sử dụng các loại thuốc chống dị ứng hay thuốc an thần.

Những người chăm sóc trẻ bị thủy đậu cũng phải mang khẩu trang, tránh tiếp xúc trực tiếp với dịch nốt phỏng. Vì dù sức đề kháng tốt nhưng nếu chưa được tiêm phòng hoặc chưa  bị thủy đậu trước đó thì người lớn hoàn toàn có thể nhiễm bệnh. Sau khi tiếp xúc với quần áo của trẻ, phải rửa sạch tay bằng xà phòng. Áo quần, khăn mặt của bé cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng và là khô.

Đặc biệt, phụ nữ mang thai không được thăm nom hay chăm sóc… người bệnh.

Để phòng bệnh, biện pháp hữu hiệu nhất là tiêm vac-xin phòng bệnh thủy đậu.

  • Trẻ từ 12 tháng tuổi – 12 tuổi: tiêm một mũi duy nhất (tiêm dưới da 0,5 ml).
  • Trẻ từ 13 tuổi trở lên và người lớn: tiêm 2 mũi, mũi thứ hai cách mũi đầu 6-10 tuần.

Ba mẹ cần lưu ý rằng trẻ bị bệnh sẽ có nguy cơ truyền nhiễm cho đến khi mụn nước mới đã ngừng xuất hiện và cho đến khi tất cả các mụn nước đã đóng vảy. Do đó, những trẻ bị thủy đậu nên được nghỉ ngơi ở nhà, vừa để bệnh mau lành và để tránh truyền nhiễm cho các bé khác.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN