Giải pháp tốt nhất cho bé bị đầy bụng nôn trớ

Trẻ em nôn trớ và đầy bụng là hiện tượng mà gần như tất cả các bé đều bị nên việc biết được cách chăm sóc trẻ khi bị nôn, trớ là việc cần thiết và gần như bắt buộc với tất cả các bậc cha mẹ. Vậy hãy cùng tìm hiểu các bà mẹ đã chăm sóc bé bị đầy bụng nôn trớ như thế nào nhé?

Nôn trớ là triệu chứng hay gặp ở trẻ nhỏ. Nôn là hiện tượng tống mạnh thức ăn trong dạ dày ra ngoài miệng. Trớ là hiện tượng thức ăn trào lên miệng hay từ miệng trào ra ngoài. Nôn trớ có thể lành tính, tự khỏi khi trẻ lớn hơn. Có khi nôn trớ là biểu hiện của những bệnh lý tiêu hóa như trào ngược dạ dày thực quản, có thể là triêu chứng của bệnh lý đường hô hấp hay là bệnh lý toàn thân.

– Cho trẻ ăn đúng cách

Không ép trẻ ăn quá nhiều (quá nhiều lần trong ngày, hoặc lượng thức ăn quá nhiều trong mỗi lần). Khi cho trẻ ăn 1 loại thức ăn mới nên cho từ ít đến nhiều, từ lỏng đến đặc, chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Ở những trẻ còn bú thì sau khi bú xong nên bế trẻ 10-15 phút cho trẻ ợ hơi rồi mới đặt trẻ nằm. Khi cho trẻ bú bình lưu ý sao cho sữa ngập núm vú để tránh nuốt không khí vào dạ dày.

– Bổ sung nước cho trẻ

Khi bé nôn nhiều cũng giống như đi tiêu lỏng, bé sẽ mất một lượng nước khá lớn. Do đó, quan trọng là phải bổ sung lượng nước đã mất để cơ thể bé không mất nước.

Tại nhà, các bà mẹ có thể dùng dung dịch Oresol, nước sôi để nguội hay nước trái cây loãng, cho uống từng ngụm nhỏ. Lưu ý: Tư thế khi bé nôn nên để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy, đề phòng khi bé nôn, chất nôn sẽ tràn vào khí quản, gây sặc rất nguy hiểm.

– Chọn sữa

Nếu trẻ đang uống dinh dưỡng công thức thì nên cân nhắc chuyển sang dùng loại giảm nôn trớ, sữa công thức có chứa đạm whey thuỷ phân một phần thường dễ tiêu hóa và hấp thu hơn đạm casein.

Ảnh minh họa

Nếu tình trạng nôn trớ của trẻ vẫn không được cải thiện, cần xem xét chuyển sang công thức đạm thủy phân hoàn toàn nếu có các triệu chứng khác (ví dụ như dị ứng da hoặc hô hấp của trẻ).

– Khám bác sĩ

Trường hợp trẻ bị nôn trớ kéo dài hoặc nôn do bệnh lý mà trẻ có biểu hiện như: sốt, đau bụng, lơ mơ, co giật, hay nôn ói liên tục, có dấu hiệu mất nước như: miệng khô, khát nước, mắt trũng, tiểu ít… thì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.

Các mẹ nhớ nhé, hãy theo dõi bé hàng ngày để nhanh chóng phát hiện ra những dấu hiệu khác thường và có biện pháp xử lí ngay, tránh trường hợp đầy bụng nôn trớ kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN