Biểu hiện và nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn

Nếu bạn đang nuôi con trẻ thì chắc hẳn đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau từ vui mừng hạnh phúc đến những lo lắng bất an. Trong đó phải kể đến tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh khiến không ít bà mẹ lo lắng muộn phiền. Sau đây là những thông tin cần thiết về biểu hiện và nguyên nhân gây táo bón ở trẻ theo từng giai đoạn giúp các mẹ phần nào tìm ra được những giải pháp điều trị kịp thời và phù hợp.

Biểu hiện và nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn.

Biểu hiện táo bón ở trẻ từ 1 đến 3 tháng tuổi:

Trẻ sơ sinh từ 1 đến 3 tháng tuổi nếu đang được bú mẹ hoàn toàn thì ít xảy ra tình trạng táo bón hơn là những trẻ đang uống sữa công thức. Khi trẻ có biểu hiện từ 3-5 ngày mới đi tiêu một lần, mỗi lần đi thường quấy khóc, rặn đỏ mặt, bụng phình to, hay xì hơi và không chịu ti sữa thì đó là dấu hiệu nhận biết trẻ đang bị táo bón.

Nguyên nhân chủ yếu gây nên hiện tượng táo bón ở bé  là do trẻ bú không đủ no, ít phân hoặc mẹ uống ít nước, không ăn nhiều rau xanh, chất xơ, ăn thức ăn cay nóng hoặc do bé bú sữa ngoài không hợp.

Biểu hiện táo bón ở trẻ từ 3 đến 6 tháng tuổi:

Ở giai đoạn từ 3 đến 6 tháng tuổi ngoài sữa mẹ ra thường bé sẽ được ăn thêm bột hoặc uống sữa ngoài nhiều hơn vì thế mà tình trạng hệ tiêu hóa bất ổn cũng không thể tránh khỏi.

Táo bón ở trẻ sơ sinh giai đoạn này rất dễ để phát hiện, phân có dấu hiệu dạng thỏi chất kết dính rắn, mỗi lần đi đại tiện bé phải rặn nhiều khó chịu, tần suất đi tiêu cũng giảm dần.

Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ giai đoạn này ngoài việc không hợp sữa công thức đang dùng hay bị thiếu nước thì bé còn phải trải qua nhiều đợt tiêm phòng dẫn đến hiện tượng ốm sốt và mất nước nên gặp phải tình trạng táo bón cũng là điều dễ hiểu.

Biểu hiện tao bón ở trẻ từ 6 đến 12 tháng tuổi:

Đây là giai đoạn bé bắt đầu ăn dặm nên mức độ gây táo bón ở trẻ cũng dễ dàng nhận biết hơn. Nếu bé đang bị táo bón thì lượng phân thải ra ngoài khá giống phân dê, nhỏ và cứng. Nếu rặn nhiều có thể bé sẽ bị chảy máu ở hậu môn. Hãy kiểm tra bụng bé thường xuyên cũng như lượng phân thải ra và theo dõi mức độ ăn uống của bé để có những giải pháp kịp thời.

Bởi thường trong giai đoạn này nếu bị táo bón bé sẽ chán ăn, chậm tăng cân và lười vận động. Vì vậy, cần bố sung nước, chế độ dinh dưỡng hay bổ sung nhiều rau xanh vào khẩu phần ăn dặm cho bé để mau chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này.

Khi đã xác định được nguyên nhân gây táo bón ở bé  thì các mẹ cần phải bình tĩnh xử lý chứ đừng nên nôn nóng lo lắng mà áp dụng các phương pháp thụt hậu môn như vậy sẽ không tốt phản xạ tự nhiên của trẻ sau này.

Ngoài ra cũng không nên tự ý mua thuốc hay vội vàng cho trẻ uống các thực phẩm chức năng hỗ trợ hệ tiêu hóa bởi tùy vào tình trạng của con mình mà cần có sự tư vấn của bác sỹ để tìm ra giải pháp phù hợp.

Trên đây là những biểu hiện và nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh  theo từng giai đoạn giúp các mẹ dễ dàng nhận biết về tình trạng của con mình và có phương hướng xử lý kịp thời.

Chúc các bé luôn mạnh khỏe và ngoan ngoãn!

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến men vi sinh, trẻ sơ sinh bị táo bón thì làm thế nào, bé sơ sinh bị táo bón… hãy gọi theo số 024.353.767.65   hoặc gửi mail đến hòm thư cskh@duocphamvinhgia.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN