Để phòng và chữa bệnh táo bón ở trẻ ngoài việc có chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đủ lợi khuẩn probiotic cho trẻ thì ba mẹ cũng cần dạy cho trẻ tập ngồi bô cho trẻ. Tuy nhiên, việc dạy bé ngồi bô không phải chuyện dễ dàng, ba mẹ sẽ rất dễ mắc phải những sai lầm dưới đây.
Cho bé tập ngồi bô quá sớm
Thực tế không có độ tuổi quy định nào về việc bắt đầu cho bé tập ngồi bô. Nếu bé chưa có dấu hiệu sẵn sàng cho việc tập thì bố mẹ đừng vội ép bé, đừng so sánh bé nhà mình với nhà khác vì mỗi bé có một thời điểm thích hợp để học ngồi bô riêng, không bé nào giống bé nào.
Tiến sĩ Steve Hodes, một chiên gia nhi khoa của trung tâm y tế Baptist (Mỹ) chi biết, bàng quang của bé tiếp túc lớn dần lên và hoàn chỉnh khi bé 3 tuổi. Nó sẽ phát triển khỏe và nhanh hơn nếu được tích và xả rỗng tự do. Vì vậy, nếu ba mẹ bắt bé ngồi bô quá sớm sẽ phá vỡ quy trình tự nhiên, sẽ làm bé dễ bị táo bón, suy thận, nguy hiểm hơn có thể dẫn tới nhiễm trùng đường tiểu. Do đó, bé cần được đi vệ sinh thoải mái đến khi bé sẵn sàng cho việc ngồi bô.
Những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng tập ngồi bô:
- Bé có thể tự ngồi lên bô, bồn cầu
- Bé đi tiểu đều đặn
- Bé có thể tự cởi và mặc quần áo
- Bé thể hiện sự khó chịu khi thấy tã ướt hoặc bẩn
- Trong 2 tiếng đồng hồ bé vẫn giữ được tã khô
- Bé thể hiện sự quan tâm với nhà vệ sinh như thích vào nhà tắm với người lớn, thích giật nước bồn cầu.
Bố mẹ thúc giục bé kho ngồi bô
Khi bé ngồi bô đi vệ sinh nhiều bố mẹ thúc giục bé là đi nhanh lên, điều này khiến cho bé cảm thấy bị áp lực và làm chậm quá trình tập ngồi bô. Đặc biệt, nếu người lớn cáu kỉnh, nóng giận vì bé không làm đúng theo ý sẽ càng khiến cho chúng sợ sệt, không hợp tác. Bố mẹ cần nhớ, khi bé bước vào giai đoạn tập luyện, càng ít căng thẳng vì việc tập luyện mới càng dễ thành công được.
Không tập luyện cho con thường xuyên
Bố mẹ không thúc giục bé nhưng cũng không được lơ là trong việc huấn luyện, hướng dẫn bé ngồi bô hàng ngày, đều đặn để chúng không bị quênkỹ năng (trẻ con mà, rất hay quên). Bé cần được đi tiểu sau khi uống sữa/nước khoảng 20 phút. Nếu quên không nhắc nhở bé thường xuyên sẽ gia tăng nguy cơ bé hay tè dầm, việc tập luyện có kết quả chậm, không thành công như mong muốn.
[bvh id=”loai-sua-nao-giup-be-tang-can-tot”]
Không tạo cảm hứng, kích thích bé ngồi bô
Trẻ con thường rất thích nịnh nọt, nói ngọt ngào, động viên của người lớn, chỉ cần khích lệ một chút là bé sẽ làm theo ngay. Vì vậy, trong việc luyện tập cho bé ngồi bô, bố mẹ đừng quyên cổ vũ và tuyên dương mỗi khi bé ngồi bô theo đúng lời dặn. Bố mẹ có thể khuyến khích bằng những câu “ con bắt đầu ra dáng người lớn rồi đó”, “ con giỏi quá” luôn có tác dụng thần kỳ với trẻ, khiến chúng hứng thú với việc tập luyện hơn rất nhiều.
Ngoài ra, bố mẹ đừng quên mua cho bé chiếc bô thật dễ thương, đúng màu sắc và hình dáng mà bé thích vì bô cũng giống như đồ chơi vậy, bé sẽ thích những đồ sinh động, đáng yêu sẽ giúp chúng không cảm thấy việc ngồi bô bị ép buộc mà nó như một trò chơi thú vị.
Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến sữa, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Bé bị táo bón,… hãy gọi theo số0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải:bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.