Chứng biếng ăn ở trẻ là nỗi lo của biết bao bà mẹ bởi khi đó trẻ sẽ thiếu hụt dinh dưỡng, thấp còi, chậm lớn,… Vậy trẻ biếng ăn phải làm sao? Mách nhỏ cho các mẹ nhé, trước tiên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân gây nên tình trạng này để có giải pháp tốt nhất.
Những nguyên nhân phổ biến gây biếng ăn ở trẻ các mẹ cần biết là:
1. Biếng ăn do tâm lý
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, do người chăm không hiểu tâm lý trẻ và không có kỹ năng tốt khi chăm sóc bé. Biếng ăn tâm lý xẩy ra khi trẻ bị ép buộc, bị dọa nạt, bị ra lệnh.. khi ăn.
Khi bạn ép buộc một đứa trẻ ăn, đối với trẻ trên 2 tuổi, bé sẽ có những hành động phản kháng, như khóc, ngậm miệng …, mọi việc sẽ tệ hơn đối với trẻ sơ sinh, khi bé chưa biết nói và cách phản ứng truyền tín hiệu đến bạn.
Hãy tưởng tượng bạn chưa biết nói và bạn no sữa rồi, bạn không muốn ăn thêm mà có 1 tên khổng lồ cứ dí bình ti, cứ nhét thìa cháo vào miệng bạn.
2. Biếng ăn do bệnh lý
– Nguyên nhân do bé đang có bệnh hoặc thiếu vi chất.
– Bé bị nhiễm ký sinh trùng, giun sán ….
– Bé đang bị bệnh ốm, đang điều trị thuốc kháng sinh…
– Các bệnh lý về răng miệng làm bé khó nhai nuốt..
– Các bệnh lý về đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn hoặc rối loạn tiêu hóa, hệ tiêu hóa không tốt
– Thiếu các vi chất dinh dưỡng như kẽm, selen … khiến trẻ không ngon miệng khi ăn, không có nhu cầu ăn, không có cảm giác thèm ăn.
3. Biếng ăn do chế biến thức ăn và sai lầm trong chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ
– Cho trẻ ăn dặm quá sớm trước 4 tháng tuổi, ăn cơm quá sớm khi chưa đủ răng…
– Không tuân thủ nguyên tắc cho ăn dặm, tập do ăn dần dần, loãng trước đặc sau..
– Chỉ cho trẻ ăn nước thịt, nước rau, không cho ăn xác lâu ngày thiếu chất suy dinh dưỡng…
– Pha sữa công thức đặc hơn so với hướng dẫn, cho thuốc kháng sinh vào sữa, pha sữa bột công thức vào nước hầm đậu, hầm xương…
– Không thay đổi món ăn, ngày nào cũng một món hầm nhừ, xay nhuyễn, cho ăn đồ xay nhuyễn quá lâu, vượt qua 2-3 tuổi
– Lạm dụng, cho trẻ dùng quá nhiều vitamin, “thuốc kích thích ăn”, chú ý là nhiều loại trong số đó không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, hoặc cần có tư vấn của nhân viên y tế
Ảnh minh họa
4. Biếng ăn do sinh lý
Trẻ hoàn toàn khỏe mạnh bình thường, nhưng tự nhiên biếng ăn vài ngày hoặc vài tuần. Thường trùng với các thời điểm chuyển biến sinh lý hoặc tâm lý ở trẻ như biết ngồi, biết lật, hoặc mới đi mẫu giáo, mới thay đổi môi trường sống…
5. Biếng ăn do tâm lý của bố mẹ, hoặc ông bà
Trẻ hoàn toàn khỏe mạnh, tăng cân đều, chỉ số cân nặng chiều cao đạt chuẩn. Nhưng cha mẹ hoặc ông bà lo lắng về cân nặng của bé, so sánh cân nặng của bé với các bé khác dẫn đến ép bé tăng cân.
Trên đây là những nguyên nhân gây nên tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ mà các bậc phụ huynh cần lưu ý. Từ đó hãy tìm hiểu và đưa ra giải pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng sức khỏe của bé yêu.