Những căn bệnh trẻ thường gặp vào mùa xuân

Những căn bệnh trẻ thường gặp vào mùa xuân

Mùa xuân, mùa của sự sống, của chồi non lộc biếc nhưng cũng chính thời tiết ẩm ướt là nguyên nhân cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Trẻ em là đối tượng rất dễ mắc một số căn bệnh sau:

Bệnh về đường hô hấp

Trẻ em là đối tượng nhạy cảm với những biến đổi thời tiết, do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu chưa hoàn thiện nên mùa nào cũng có dịch bệnh. Đặc biệt lúc giao mùa xuân- hè, thu- đông trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp.

Hen phế quản là bệnh đứng đầu trong số các bệnh hô hấp thường gặp vào mùa xuân. Nguyên nhân là do sự thay đổi thời tiết khiến sức đề kháng của cơ thể trẻ giảm sút, lại gặp phải các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi, nấm mốc, côn trùng… phát triển nên những trẻ có thể trạng dị ứng khi hít dễ bị co rút khí quản, tạo ra các cơn hen. Biểu hiện của bệnh: khó thở, mặt mũi tím tái, nếu nặng có thể suy hô hấp. Để phòng tránh các cơn hen khó chịu này cần bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây dị ứng, tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường lạ, gây kích ứng, bổ sung vitamin C.

Những căn bệnh trẻ thường gặp vào mùa xuân

Ảnh minh họa

Bệnh viêm khí- phế quản cấp do các loại virus cúm gây ra cũng phát triển mạnh trong mùa xuân mà trẻ em thường mắc phải. Triệu chứng đầu tiên là hắt hơi, sổ mũi, sau đó là ho, sốt. Vì vậy, bạn cần giữ ấm cho trẻ, tránh cho trẻ ăn đồ lạnh, ăn nhiều hoa quả và uống nhiều nước, nhất là nước lạnh.

Sốt phát ban

Sốt phát ban là căn bệnh thường xảy ra ở trẻ em vào mùa xuân, và gần đây có nguy cơ lan sang người lớn. Nguyên nhân chủ yếu do virus thủy đậu, rubella, sởi, dengue, virus gây bệnh chân tay miệng, thấp tim…hoặc những bệnh rối loạn chuyển hóa gây ban như viêm thận, luput ban đỏ, giang mai. Về cơ bản, sốt phát ban do virus là lành tính, song vẫn có khá nhiều ca bị biến chứng. Cách tốt nhất phòng bệnh là bạn nên đưa trẻ đi tiêm chủng.

Viêm mũi dị ứng

Mùa xuân, phấn hoa phát tán khá nhiều trong không khí gây ngứa mũi, hắt xì hơi, chả nước mũi liên tục, nghẹt mũi ở trẻ. Đặc biệt với trẻ có cơ địa dị ứng cần tránh đến những nơi trồng nhiều hoa. Khi trẻ hít phải phấn hoa, trước tiên cần sử dụng các loại nhỏ mủi từ nước muối vô khuẩn để làm sạch phấn hoa. Sau đó cần đến bác sỹ để được chỉ định dùng thuốc hợp lý.

Viêm giác mạc

Virus gây viêm giác mạc xuất hiện nhiều nhất vào mùa xuân. Khi bị viêm giác mạc, trẻ sẽ cảm thấy sợ ánh sáng, thường xuyên chảy nước mắt hay bị đau và mẩn đỏ. Trong mắt trẻ xuất hiện những mụn nước nhỏ li ti mọc theo từng cụm. Viêm giác mạc là bệnh nguy hiểm nên trong mùa xuân, các mẹ hãy chú ý cho con đeo kính chắn bụi và tránh tới những nơi đông người.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN