Bé kém hấp thu, chậm tăng cân? Mách chiêu cho mẹ “xử gọn” trong một nốt nhạc

Theo thống kê tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, có tới 50% trẻ chậm tăng cân liên quan đến kém hấp thu. Do đó, mặc dù bé có thể ăn nhiều nhưng không tăng cân, thậm chí chậm lớn, thấp còi khiến các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng. Vậy phải làm sao để chấm dứt tình trạng này?

1. Bé kém hấp thu, chậm tăng cân nguy hiểm đến mức nào?

Theo PGS.TS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: “Hội chứng kém hấp thu có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy nhiên thường gặp nhất là trẻ dưới 5 tuổi.”

Kém hấp thu là tình trạng hệ tiêu hóa cả bé hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn ít hơn so với bình thường. Khi mắc phải, bé dù ăn uống tốt nhưng vẫn bị thiếu hụt dưỡng chất, kéo theo sự thiếu hụt năng lượng cho hoạt động và ảnh hưởng đến cả hệ miễn dịch của trẻ. 

Đề kháng kém sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus và các tác nhân có hại dễ dàng tấn công, gây bệnh cho trẻ. Mà khi mắc phải, bệnh thường kéo dài và lâu khỏi, lúc này trẻ càng mệt mỏi, càng biếng ăn, càng chậm lớn và chậm tăng cân hơn. Vô hình chung trẻ sẽ bị rơi vào 1 vòng luẩn quẩn khiến cha mẹ đau đầu không biết phải bắt đầu giải quyết vấn đề từ đâu. 

Hơn nữa, khi không đủ dưỡng chất, các chất cần cho quá trình phát triển trí bão cũng bị thiếu hụt như sắt, iod, DHA, Taurine,… làm cản trở quá trình hoàn thiện của não bộ, giảm khả năng học tập và ghi nhớ, giảm khả năng tư duy. Trẻ cũng chậm chạp, lờ đờ và tự ti hơn những bạn cùng trang lứa. 

Ngoài ra, bé kém hấp thu, chậm tăng cân kéo dài cũng có thể dẫn đến tình trạng còi xương, suy dinh dưỡng, khiến bé khi lớn không đạt chiều cao tối đa. 

2. Các dấu hiệu nhận biết bé kém hấp thu, chậm tăng cân

Bố mẹ có thể kịp thời phát hiện trẻ mắc hội chứng kém hấp thu, chậm tăng cân qua các dấu hiệu khác nhau như:

– Đi ngoài phân lỏng, khối lượng nhiều, phân không mịn, có mùi tanh, màu nhợt, có váng nổi lên như mỡ

– Thi thoảng hoặc thường xuyên bị đau bụng, chướng và sôi bụng

– Trẻ uể oải, mệt mỏi, kém linh hoạt, ngủ không ngon giấc

– Trẻ biếng ăn, trẻ chậm tăng cân, sút cân hoặc ngừng tăng cân, chậm phát triển chiều cao

Ngoài các dấu hiệu trên,mẹ có thể để ý các triệu chứng khi trẻ thiếu vi chất như niêm mạc mắt bị nhợt nhạt do thiếu máu, chuột rút, đau cơ do thiếu canxi, phù chân do thiếu vitamin B1,… Việc phát hiện sớm sẽ giúp trẻ được cải thiện kịp thời, tránh ảnh hưởng đến tương lai sau này của trẻ.

3. Mách mẹ cách hay, giải quyết nỗi lo bé kém hấp thu, chậm tăng cân

Một số cách mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà để giúp bé ăn ngon hơn, tiêu hóa và hấp thu tốt hơn như bổ sung men vi sinh là điều cần thiết cho tình trạng của trẻ. Men vi sinh chứa nhiều lợi khuẩn và chất xơ hòa tan có tác dụng tăng cường sức khỏe đường tiêu hóa, giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thu tối đa dưỡng chất để đạt cân nặng và chiều cao tiêu chuẩn.

Hiện nay trên thị trường có men vi sinh Golden Lab từ Kim chi Hàn Quốc đang được các mẹ tin dùng do vừa an toàn vừa hiệu quả cao với tình trạng kém hấp thu, chậm tăng cân và các vấn đề trên hệ tiêu hóa của trẻ.

Thứ nhất, Golden Lab được bào chế từ kim chi Hàn Quốc , có nguồn gốc tự nhiên nên rất an toàn. Thứ hai, Golden Lab có chứa cả Probiotics và Prebiotics (lợi khuẩn và chất xơ hòa tan), nhờ đó đem đến hiệu quả gấp nhiều lần men vi sinh thông thường. 

Hơn nữa, sản phẩm men vi sinh Golden Lab từ kim chi Hàn Quốc còn được bào chế bởi Công nghệ bao kép La2Pro hiện đại, giúp lợi khuẩn sống sót tới ruột để phát huy tác dụng. 

Đặc biệt, Golden Lab có hương vị rất thơm ngon, dễ uống nên không chỉ người lớn mà trẻ con cũng rất yêu thích khi dùng. Sản phẩm được phân phối bởi dược phẩm Vinhgia, đã được cấp phép lưu hành trên thị trường. Tìm hiểu thêm về sản phẩm tại ĐÂY.

Ngoài ra, nên kết hợp thêm các biện pháp như:

– Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Mẹ nên cho trẻ ăn đủ lượng cần thiết, ăn đủ các chất đạm, đường, béo, xơ,.. ăn đa dạng các loại thực phẩm.

– Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để con dễ tiêu hóa hơn, hấp thu dưỡng chất cũng tốt hơn

– Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày.

– Không nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm chế biến sẵn, những thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ uống hay thực phẩm có chứa cafein.

– Hướng dẫn và khuyến khích trẻ tăng cường vận động, chạy nhảy vui chơi để kích thích nhu động ruột, tiêu hao năng lượng. Hoặc cũng có thể tạo một không khí vui vẻ, thoải mái để bé ăn uống ngon miệng hơn, hấp thu tốt và tăng cân nhanh hơn.

– Bổ sung thêm dinh dưỡng ngoài các bữa ăn từ nguồn khác như các loại sữa, sữa chua, váng sữa, phô mai, hoa quả. Tăng năng lượng cho trẻ bằng cách thêm phô mai, bơ hoặc sữa giàu calo

– Tẩy giun và khám sức khỏe định kỳ

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mẹ xử gọn tình trạng bé kém hấp thu, chậm tăng cân. Từ đó tạo điều kiện để bé khỏe mạnh và phát triển toàn diện của trẻ. Liên hệ tổng đài 1800.55.88.89 (miễn cước) hoặc hotline 0896.509.509 (trực 24/7) để được gặp chuyên gia.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN