Xử lý khi trẻ bị tiêu chảy do virus rota

Tiêu chảy do virus Rota

Khi nói đến tiêu chảy ở trẻ nhỏ, không ít bà mẹ cho rằng đây là căn bệnh thường gặp mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng có thể mắc phải và có thể khỏi bệnh sau vài ngày điều trị. Tuy nhiên, quan niệm này hoàn toàn không đúng với bệnh tiêu chảy cấp do virus Rota, căn bệnh mà ở các nước phương Tây người dân vẫn thường gọi là “cúm dạ dày” (stomach flu), mặc dù nó không liên quan gì đến bệnh cúm.

tre-bi-tieu-chay-cap-do-vi-rus-rota

Virus Rota: nguy hiểm vì khả năng tồn tại dai dẳng

Giống như bệnh cúm, tiêu chảy cấp do virus Rota đúng là bệnh có khả năng lây lan dữ dội, với đường truyền phổ biến là phân – miệng. Khi trẻ cầm nắm đồ chơi hoặc chạm tay vào các bề mặt có virus rồi đưa tay lên miệng, virus sẽ dễ dàng xâm nhập vào đường tiêu hóa của trẻ và gây bệnh. Các nhà khoa học thấy rằng mỗi 1ml phân của một trẻ bị tiêu chảy cấp do virus Rota có thể chứa hơn 10.000 tỷ virus Rota trong khi chỉ cần chưa đến 10 virus này là đủ để lây bệnh cho con người. Virus gây bệnh này có thể sống nhiều giờ trên bàn tay, vài ngày trên các bề mặt rắn và tồn tại đến 21 ngày trong phân. Điều đáng lo ngại là virus Rota gần như không thể bị tiêu diệt bởi các biện pháp vệ sinh thông thường như xà phòng mà chỉ bị tiệt trừ bởi các dung dịch diệt khuẩn có chứa cồn.

Thời điểm dễ mắc bệnh tiêu chảy do Rota Virus

– Trẻ dưới 2 tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.

– 95% trẻ em bị nhiễm virus Rota ít nhất 1 lần trước 5 tuổi.

– Thời điểm giao mùa lạnh, đặc biệt là mùa đông và mùa xuân (từ tháng 10 đến hết tháng 4. Tuy nhiên những năm gần đây bệnh có thể xảy ra quanh năm, nhiều nhất là vào tháng 3 và tháng 9.

– Sau đợt lụt lội: môi trường ô nhiễm là điều kiện lý tưởng để virus Rota gây bệnh

Biểu hiện bệnh tiêu chảy do Virus Rota

– Nôn trong vòng 24-48 giờ, kéo dài 2-3 ngày. Số lần từ vài lần đến vài chục lần/ngày. Không bao giờ có nôn vọt.

– Tiêu chảy: Lúc đầu phân lỏng như cháo đặc, màu vàng, sau lỏng dần tới toàn nước. Số lần tăng dần từ 6-7 lần/ngày, đa số trên 10 lần/ngày. Có trường hợp trên 40 lần.

– Sốt: Chủ yếu sốt nhẹ và vừa, kéo dài 1-3 ngày. Cá biệt có trường hợp trên 40độ C gây co giật.

– Đau bụng: Triệu chứng hay gặp với trẻ nhỏ rất khó chẩn đoán.

Những hậu quả từ tiêu chảy cấp do virus Rota

– Tiêu chảy cấp do virus Rota là bệnh phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi, nhưng trẻ có thể mắc bệnh rất sớm, 6 – 24 tháng tuổi, thậm chí từ 3 tháng tuổi. Bệnh thường bắt đầu bằng triệu chứng sốt và nôn ói, sau đó là tiêu chảy với đặc điểm phân lỏng, rất nhiều nước, có thể lẫn đờm, nhớt nhưng không có máu. Số lần đi tiêu sẽ tăng mạnh trong vài ngày sau đó giảm dần, trẻ có thể tự khỏi sau 4 – 8 ngày. Trong giai đoạn bệnh, trẻ có thể chán ăn uống và bị mất nước do một lượng lớn nước đào thải ra ngoài khi nôn ói, đi tiêu..

– Nghe tưởng như đơn giản, thế nhưng khi trẻ bị tiêu chảy cấp do virus Rota có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường như làm trẻ kiệt sức, suy dinh dưỡng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

– Tại những nước đang phát triển người ta ước tính hàng năm virus Rota thường gây bệnh cho hàng triệu trẻ em, trong đó khiến hai triệu trẻ phải nhập viện để điều trị. Trong một hội thảo khoa học về tiêu chảy cấp do virus Rota do Hội Y học dự phòng Việt Nam tổ chức giữa năm nay ở Hà Nội và TP.HCM, bác sĩ Carlo Giaquinto, giám đốc bộ phận nhiễm nhi – sơ sinh và nghiên cứu lâm sàng nhi Đại học Padova (Ý), cho biết trẻ càng nhỏ tuổi thì triệu chứng bệnh càng nghiêm trọng và hậu quả càng nặng nề.

– Do những biện pháp vệ sinh quen thuộc như: rửa tay đúng cách, sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường… không thể giúp phòng ngừa tiêu chảy cấp do virus Rota, trong khi đó tỷ lệ nhập viện vì bệnh vẫn còn cao nên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã khuyến cáo uống vắc-xin ngừa siêu virus này là biện pháp chủ yếu để phòng ngừa bệnh.

– Vắc-xin ngừa vi-rút Rota được khuyên dùng cho trẻ từ 2 tháng tuổi, khoảng cách giữa các lần uống tối thiểu là 1 tháng và nên hoàn tất trước 6 tháng tuổi. Phụ huynh có trẻ từ 2 – 6 tháng tuổi nên đưa trẻ đến các bệnh viện sản nhi, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế để được tư vấn, uống ngừa bằng vắc-xin phù hợp.

Virus Rota lây nhiễm rất mạnh, trẻ có thể nhiễm ở giai đoạn rất nhỏ và bệnh có thể để lại hậu quả nặng nề. Chính vì thế, điều quan trọng của các bậc cha mẹ là cần phải bảo vệ cho trẻ càng sớm càng tốt trước khi trẻ có nguy cơ bị virus Rota tấn công.

Cách xử trí khi trẻ tiêu chảy do Rota Virus

– Kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh tiêu chảy cấp do Rotavirus.

– Quan trọng nhất là bù nước cho trẻ bằng Oresol: pha đúng cách theo chỉ dẫn của gói thuốc, với trẻ nhỏ uống Oresol từng thìa nhỏ, 1-2 phút/thìa, bù nước 50ml Oresol sau mỗi lần đi ngoài.

– Nếu trẻ không thể bù nước bằng đường uống và có biểu hiện mất nước, cần đưa ngay đến bệnh viện để truyền dịch kịp thời.

– Dinh dưỡng cho trẻ: cho trẻ ăn uống thức ăn lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, cho trẻ ăn từng thìa nhỏ, nếu trẻ bị nôn ói, cho trẻ nghỉ một chút rồi đút lại, chậm hơn.

– Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ bị các thuốc này làm giảm nhu động ruột, làm liệt ruột khiến phân không được thải ra ngoài, làm virus – nguyên nhân gây tiêu chảy ứ đọng lâu hơn, lâu ngày có thể dẫn đến chướng bụng, tắc ruột, tử vong…

– Điều trị: Cho trẻ uống MEN VI SINH chứa cả 2 thành phẩn Probiotic và Prebiotic, vi khuẩn (Probiotic) có ích tạo một lớp bảo vệ đường ruột khỏi sự tấn công của virus và giúp trẻ tiêu hóa thức ăn tốt hơn. Prebiotic (chất sơ hòa tan) là nguồn dưỡng chất giúp cho vi khuẩn tồn tại và phát triển trong ruột.

Phòng bệnh tiêu chảy do Virus Rota

– Tiêu chảy cấp do Rotavirus lây lan rất nhanh, do đó nếu trẻ bị bệnh nên cho trẻ nghỉ học cho đến khi hết tiêu chảy để tránh lây lan cho các trẻ khác.

– Giữ vệ sinh tay sạch sẽ là biện pháp cơ bản để phòng bệnh. Nên tập cho trẻ có thói quen rửa tay trước khi cầm nắm thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

– Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi thay tã lót hoặc làm vệ sinh cho trẻ.

– Không để trẻ bò lê la trên sàn nhà hoặc ngậm tay, ngậm đồ chơi.

– Lau rửa sàn nhà và các vật dụng, bàn ghế, đồ chơi bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B, lau rửa sàn toa-lét, bồn cầu sau khi trẻ tiêu chảy đi vệ sinh.

– Tã lót của trẻ bị bệnh phải được cho vào bao nylon, cột kín rồi cho vào thùng rác.

– Cho trẻ uống vacxin. Vì bệnh thường gặp và nặng nhất ở trẻ rất nhỏ nên trẻ cần được chủng ngừa phòng bệnh càng sớm càng tốt. Các bậc phụ huynh có con dưới 6 tháng tuổi nên gặp ngay bác sĩ từ lần khám đầu tiên tại các bệnh viện sản, nhi và các trung tâm y tế dự phòng trong thành phố để được tư vấn về biện pháp ngăn ngừa trẻ khỏi sự tấn công của virus Rota. Trẻ được uống 2 liều cách nhau 1 tháng, bắt đầu từ tuần lễ thứ 6 sau khi sinh (tuổi lớn nhất còn có thể uống được vaccin phòng Rotavirus là 3 tháng tuổi, tuổi kết thúc uống là 4 tháng tuổi). Sau khi uống vacxin lần thứ nhất, cần theo dõi xem trẻ có biểu hiện dị ứng hoặc bất thường để báo ngay với thầy thuốc.

Độc giả có thể gửi câu hỏi về hòm thư: bslethihai@bekhoemevui.vn để được thạc sĩ. Lê Thị Hải tư vấn, giải đáp hoặc gọi 1900 545439 – 0439 960 886 để được các chuyên gia tư vấn về bệnh lý và sản phẩm (miễn phí).

boxtext-goldenlab-v4

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN