Vì sao con tôi không thể uống được sữa ?

Vì sao con tôi không thể uống được sữa?

Khẩu vị sữa của trẻ sẽ thay đổi khác nhau tùy theo từng độ tuổi phát triển. Tuy nhiên với mỗi bà mẹ việc lựa chọn một loại sữa nhất định cho con trong độ tuổi thích hợp để trẻ hấp thu tốt canxi và vitamin D mà không gây tiêu chảy hay nôn trớ là việc không hề dễ dàng. Bởi có một sự khác biệt lớn giữa dị ứng sữa với bất dung nạp đường lactose trong sữa mà mẹ vẫn chưa biết. Trong khi mẹ hoàn toàn có thể giải quyết điều đó chỉ trong 1 nốt nhạc 😀

vi-sao-con-toi-khong-uong-duoc-sua-2

Con tôi không thể uống được sữa!

Khác với người lớn có thể tự điều chỉnh các sản phẩm cơ thể cần tiêu thụ, thì trẻ nhỏ dưới 6 tuổi hoàn toàn bị động tiêu thụ các thực phẩm do cha mẹ cung cấp, và phụ huynh cần đọc hiểu được các dấu hiệu của trẻ phát tác ra bên ngoài để kịp thời điều chỉnh.

Khi sữa là nguồn dinh dưỡng chính cho cơ thể trẻ nhỏ mà không kèm theo bất cứ thực phẩm nào khác, thì có 1 tỉ lệ nhỏ những trẻ bị dị ứng sữa bằng các biểu hiện bên ngoài như: nổi mề đay, nôn, đau bụng, phân có máu (đặc biệt là ở trẻ sơ sinh) Điều này được lý giải là một số loại protein được tìm thấy trong sữa có khả năng gây ra những phản ứng với cơ thể.

Có hai loại protein chính trong sữa bao gồm Casein chiếm 80% thành phần sữa và đạm Whey chiếm 20% còn lại. Hai protein này cũng có mặt trong nhiều thực phẩm khác như cá ngừ đóng hôp, xúc xích, thịt và các sản phẩm làm từ bơ sữa, đồ uống hỗn hợp. Bởi vậy mà ở những trẻ lớn hơn, nếu có cơ địa dị ứng với thực phẩm thì nguy cơ dị ứng sữa cũng cao hơn.

Tại Mỹ, sữa được coi là một trong tám chất gây dị ứng và được yêu cầu ghi chú cụ thể trên bao bì sản phẩm theo đạo luật về các thực phẩm gây dị ứng và bào vệ người tiêu dùng của năm 2004. Điều này đòi hỏi các nhà sản xuất thực phẩm đóng gói tại Mỹ phải ghi chi tiết về sự hiện diện của sữa trong thành phần, nhãn hiệu của mình. (1)

vi-sao-con-toi-khong-uong-duoc-sua

Ảnh minh họa

Tại Việt Nam với sự không rõ ràng trong ghi nhãn bao bì nên việc loại trừ sữa gây dị ứng ở trẻ sẽ gặp khó khăn hơn, phụ nữ sẽ có xu hướng từ bỏ loại sữa cũ và thay dùng sữa mới đến khi nào thấy trẻ bớt hoặc không còn dấu hiệu của dị ứng mới thôi. Điều này gây tốn kém và lo ngại cho nhiều phụ nữ.vậy làm thế nào để tìm được loại sữa con bạn không dị ứng nữa ? Câu trả lời là không thể tìm được.Bởi với số ít những trẻ này hệ miễn dịch của trẻ đã tự xác lập nên cơ chế phòng thủ với Protein trong sữa rồi, và chúng sẽ ngay lập tức phản ứng với bất kỳ sữa chứa protein nào như trên khi đưa vào cơ thể. Đây là lý giải cho một số ít phụ nữ phàn nàn nằng: con tôi không thể uống được sữa !

Cơ thể càng lớn sẽ càng dễ mẫn cảm với những dị ứng, vậy nên việc tìm kiếm một giải pháp thực phẩm giàu dinh dưỡng thay thế protein trong sữa là điều cần thiết. Nếu không phụ nữ có thể trang bị cho con mình một cơ chế chống lại dị ứng ngay từ khi sơ sinh là bổ sung men vi sinh chứa probiotic và prebiotic.

Theo viện y tế Quốc gia Mỹ (NIH) 65% các trường hợp mắc dị ứng trong những năm đầu đời, số còn lại có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành biểu hiện qua việc dị ứng thực phẩm.

Bằng chứng tích lũy được trong nhiều thập kỷ đã cho thấy dị ứng là căn bệnh có sự liên kết với ruột – cụ thể là những vi khuẩn có lợi trong ruột.

Xem xét 21 nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dị ứng và miễn dịch học lâm sàng, probiotic được kết luận là hữu ích trong việc ngăn ngừa viêm da dị ứng những phụ nữ mang thai đã được sử dụng probiotic từ tuần 36 của thai kỳ và tiếp tục sử dụng 03 tháng sau sinh. Điều này đảm bảo trẻ sẽ nhận được lợi khuẩn từ trong bào thai cho đến khi đã chào đời qua dây rốn và sữa mẹ, tỉ lệ trẻ sơ sinh mắc dị ứng đã giảm khoảng 50%.

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến sữa, tiêu chảy, táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải: bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp. Hay truy cập page https://www.facebook.com/bekhoemevui.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN