Trẻ bị nôn trớ có thể mắc các chứng bệnh sau

Nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở trẻ đặc biêt là trẻ nhỏ dưới 6 tháng nguyên nhân chủ yếu là do cấu trúc dạ dày của bé chưa được hoàn thiện. Tuy nhiên, nhiều trường hợp lại là biểu hiện của bệnh lý, thậm chí là biểu hiện của bệnh cấp tính nguy hiểm, nếu bố mẹ không phát hiện sớm sẽ gây ảnh hướng xấu tới sức khỏe của bé.

Dấu hiệu nhận biết một số bênh gây nôn trớ ở trẻ

  1. – Trẻ bị viêm dạ dày hoặc ngộ độc thức ăn: Khó có thể phân biệt được trẻ đang bị viêm dạ dày ruột do virus hay do ngộ độc thức ăn vì biểu hiện bệnh giống nhau. Tuy nhiên, mẹ có thể dựa vào các dấu hiệu dưới đây để nhận biết hai loại bệnh này:
  • – Trẻ bị nhiễm virus, bệnh phát khởi đột ngột, nôn, đau bụng và sốt cao. Nếu tình trạng nôn kéo dài từ 1 – 3 ngày thì sẽ thấy tiêu chảy xuất hiện trong ngày đầu hoặc thứ 2. Bố mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ ngay.
  • – Nếu trẻ bị ngộ độc thức ăn, bệnh khởi phát từ 2-12 giờ sau khi ăn món ăn gây độc. Trẻ thường không bị sốt mà sẽ nôn ngay sau sau khi ăn vài giờ và kéo dài không quá 12 giờ. Có thể kèm theo hiện tượng tiêu chảy.
  1. – Trẻ bị nhiễm trùng tiết niệu: Nếu thấy bé sốt cao tới vài ngày và còn kèm theo cả nôn, đi tiểu kêu đau rát hoặc nước tiểu có mùi khó chịu thì nên đưa bé đi khám, kiểm tra sức khỏe ngay.
  2. – Trẻ bị tắc ruột: Hiện tượng này thường hiếm khi gặp nhưng nếu không chữa trị, xử lý ngay thì rất nguy hiểm. Triệu chứng thấy rõ đầu tiên là trẻ bị đau bụng dữ dội, nôn ra mật xanh, không đại tiện, trông trẻ nhợt nhạt, ra nhiều mồ hôi… khi gặp trẻ trong trường hợp này thì cần đưa đi đến bệnh viện.
  3. – Trẻ bị lồng ruột: Trẻ dưới 4 tháng tuổi bị nôn trớ nhiều có thể đó là biểu hiện của bệnh lồng ruột và cần được đi cấp cứu. Trẻ nôn trớ thường co chân về phía bụng, người trông nhợt nhạt và phân lỏng, có máu.
  4. – Bị hẹp phì đại môn vị: Nếu bé 3- 5 tuần tuổi tự nhiên nôn dữ dội nhiều lần thì rất có thể bé bị bệnh hẹp phì đại môn vị (là phần cuối dạ dày, nối với tá tràng). Trẻ lặp đi lặp lại chu kỳ bú – nôn – đói cần đưa đi khám ngay vì hẹp phì đại môn vị cần được phẫu thuật điều trị để phục hồi hoàn toàn.

cac-dang-bieng-an-o-tre

Phải làm gì khi trẻ bị nôn?

Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ bị nôn sẽ thường mất nước. Vì vậy, việc đầu tiên là cần phải bổ sung lượng nước đã mất để cơ thể không bị mất chất điện giải. Cha mẹ có thể cho bé uống nước trái cây loãng, dung dịch oresol.

Khi thấy bé nôn nhiều không nên cho bé tiếp tục uống nước mà cần thực hiện các điều sau:

  • – Để bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi dậy để phòng khi bé tiếp tục nôn, chất nôn sẽ không tràn vào khí quản gây sặc, nguy hiểm tới tính mạng của bé.
  • – Khi thấy trẻ đã bớt nôn thì cho trẻ uống từ từ từng muỗng nhỏ nước sôi để nguội hoặc dung dịch oresol.
  • – Khi trẻ nôn nhiều không được cố gắng ép ăn. Khi trẻ không nôn nữa thì cho ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa.
  • – Nếu trẻ bị nôn trớ kéo dài hoặc nôn do bệnh lý kèm với các biểu hiện như: người lờ đờ, đau bụng, co giật, nôn ói liên tục, miệng khô, tiểu ít… thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
  • Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến sữa, trẻ biếng ăn,bé bị tiêu chảy, Bé bị táo bón,… hãy gọi theo số0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải:bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN