Thời điểm trẻ dễ bị táo bón nhất

(Goldenlab.vn) – Thời điểm trẻ dễ bị táo bón nhất

Trẻ đặc biệt dễ bị táo bón vào 3 thời điểm là sau khi bắt đầu ăn dặm, trong thời gian tập ngồi bô/bàn cầu và khi trẻ bị ốm. Biết được những thời điểm này, cha mẹ sẽ dễ dàng hơn trong việc phòng ngừa táo bón cho bé.

Trẻ bị táo ở giai đoạn tập ăn dặm

Bé đang từ bú mẹ hoặc bú bình chuyển sang ăn đặc có thể bị táo bón do không ăn đủ chất xơ và uống đủ nước. Đặc biệt trong thời gian bú mẹ, trẻ ít bị táo bón do sữa mẹ dễ tiêu hóa và trong sữa mẹ có chứa hormon Motilin làm tăng nhu động ruột của bé, giúp bé đi tiêu dễ dàng hơn.

Thời điểm trẻ dễ bị táo bón nhất

Ảnh minh họa

Bé dễ bị táo bón nhất khi bé tập ăn dặm

Khi bé tập ăn dặm, thức ăn khó tiêu hơn, hệ tiêu hóa của trẻ cần thời gian để thích nghi với chế độ ăn uống mới, vì vậy khi cho bé ăn dặm cha mẹ tập cho bé ăn đồ mềm, dễ tiêu trước và nhất là chú ý bổ sung rau và chất xơ cho trẻ.

Một số loại thực phẩm như gạo, sữa rất cần thiết trong khẩu phần ăn của trẻ lại là các loại chủ yếu gây táo bón trong giai đoạn  này. Một điểm cần lưu ý nữa là cha mẹ đừng thấy con ăn ngon mà cho con ăn nhiều. Các loại thực phẩm cho bé nên có chế độ ăn uống hợp lý, cân đối để có hiệu quả tốt nhất.

Trẻ dễ bị táo bón khi ốm 

Khi trẻ mắc một số dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, bệnh suy giáp tạng, trẻ bị táo bón từ rất sớm.  Trẻ mắc các bệnh như còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu cũng thường bị táo. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị táo trong giai đoạn này là do trẻ phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh. Tác dụng của kháng sinh làm giảm đáng kể lượng lợi khuẩn trong đường ruột, vì thế mà trẻ gặp khó khăn trong việc đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

Bé dễ bị táo khi tập ngồi bô

Khi ở thời kỳ tập ngồi bô, bé có nguy cơ bị táo bón nhiều chủ yếu là do tâm lý của trẻ. Bé không thích hoặc chưa sẵn sàng để sử dụng tư thế mới, bé có thể cố gắng nín nhịn, dẫn tới táo. Hoặc khi bé đi phân cứng, đau khi đi tiêu, bé cũng có tâm lý ngại đi tiêu và không chủ động đi tiêu.

Ngoài ra, khi đi học, trẻ cũng có tâm lý ngại sử dụng nhà vệ sinh chung hoặc sợ cô giáo không dám xin phép đi đại tiện nên trẻ có thói quen “nhịn”. Thói quen này khiến cho việc đi tiêu lần sau khó hơn do chất thải được giữ lại trong ruột sẽ lớn hơn và khô cứng hơn.

Biết được các giai đoạn này, cha mẹ có thể chủ động chăm sóc bé tốt hơn, đảm bảo trẻ ăn ngon, hấp thụ chất tốt, khỏe mạnh và lớn nhanh, đặc biệt là không bị táo bón.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN