Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nguy hiểm như thế nào?

Rối loạn tiêu hóa là một căn bệnh đường ruột sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển về thế chất của trẻ nhỏ. Đây là nỗi lo của không ít các ông bố bà mẹ đang nuôi con nhỏ. Vậy, rối loạn tiêu hóa nguy hiển thế nào và có biểu hiện ra sao? Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có nguy hiểm không?

Là một bệnh lý không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng nếu chủ quan, không được điều trị kịp thời tận gốc thì sẽ dẫn đến tình trạng bị viêm, loét, tổn thương đường ruột mãn tính. Chức năng của hệ tiêu hóa bị suy yếu, thức ăn ăn vào không hoàn toàn tiêu hóa làm gia tăng nguy cơ sinh hại khuẩn khiến niêm mạc đường tiêu hóa bị tổn thương.

Khi bệnh không thuyên giảm, bé sẽ quấy khóc, biếng ăn cộng thêm các triệu chứng tiêu chảy kéo dài trẻ bị thiếu chất, rất dễ dẫn đến suy dinh dưỡng và hệ miễn dịch bị suy yếu.

Triệu chứng rối loạn hệ tiêu hóa ở trẻ em

Nôn trớ nhiều: Thực quản của trẻ chưa hoàn thiện nên phần dưới hơi nở rộng, thực quản ngắn cơ tâm vị co thắt bất thường. Bình thường 2-3 ngày trẻ ăn quá no và trớ thì có thể không sao nhưng nếu thấy trẻ nôn trớ liên tục thì mẹ cần kiểm tra lại hệ tiêu hóa của trẻ.

Tiêu chảy: Khi bị rối loạn tiêu hóa, ở trẻ sẽ có biểu hiện tiêu chảy, phân lỏng, đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân sống có mùi tanh. Các bậc cha mẹ nên nhanh chóng bù nước và chất điện giải kịp thời cho trẻ để tránh bị mất quá nhiều chất, nước gây suy nhược cơ thể.

Táo bón: Là một triệu chứng rất hay gặp ở trẻ nhỏ, phân cứng, khuôn to, có màu đen thậm chí lẫn máu ở đầu phân. Táo biến có những biến chứng nguy hiểm nên cha mẹ cần đưa bé đi khám và tìm nguyên nhân để có hướng điều trị.

Ợ hơi, chướng bụng: Bạn có thể nhìn thấy, sờ thấy bụng trẻ căng to lên, ợ hơi liên tục và thậm chí là đánh hơi liên tục, ngoài ra còn có biểu hiện hôi miệng.

Biếng ăn: Khi khó chịu trong người bé thường quấy khóc và biếng ăn. Nhiều trẻ chỉ uống nước và sữa không chịu ăn nên khả năng hấp thu và tiêu hóa càng kém.

Thực đơn cho hệ tiêu hóa của bé

Ba mẹ cần đảm bảo chất lượng của bữa ăn cho bé, cân bằng dinh dưỡng giữa 4 nhóm chất: đạm, tinh bột, chất béo và vitamin + khoáng chất là điều quan trọng nhất.
Nước: cần cho trẻ uống nước lọc hoặc nước điện giải để bù nước khi bị tiêu chảy. Không nên sử dụng nước trái cây, nước đường vì sẽ khiến tiêu chảy nặng hơn.

Các món ăn dễ tiêu hóa như cháo thịt băm, trái cây tươi như hồng xiêm, chuối, chất xơ có trong rau xanh để bé đi ngoài dễ dàng hơn.

Ảnh minh họa

Các mẹ có thể nấu cho bé yêu nhà mình món cháo cà rốt ô mai nhiều dinh dưỡng, lạ miệng mà lại dễ ăn.

Cháo thịt bằm cà rốt, Thực đơn cho bé bị rối loạn tiêu hóa

Hay cháo gừng có thể giúp bụng bé ấm lên, có thể bổ sung thêm men vi sinh, lợi khuẩn có trong sữa chua. Để trẻ hấp thụ men vi sinh nhanh chóng, dễ dàng mẹ hãy kết hợp với các món ăn lạ miệng cho trẻ để trẻ mau chóng hết rối loạn tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN