Những điều cần thuộc lòng về hiện tượng trẻ sơ sinh bị táo bón

 

Trẻ sơ sinh bị táo bón là một trong những vấn đề mà bậc phụ huynh nào cũng phải đối mặt ít nhất một lần. Thế nhưng rất nhiều cha mẹ bối rối trong cách xử lý hiện tượng này. Vậy cần làm gì nếu trẻ sơ sinh bị táo bón? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này để có cái nhìn toàn diện nhất.

Táo bón ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh bị táo bón là hiện tượng trẻ đi đại tiện chậm, tần suất đi đại tiện ít (3-5 ngày mới đi 1 lần). Tình trạng này xảy ra là do sự vận động của đường ruột khó khăn. Tuy nhiên, tần suất đi đại tiện cũng chỉ là một trong những dấu hiệu để nhận biết trẻ sơ sinh bị táo bón, bởi có trẻ 3 ngày đi 1 lần nhưng phân xốp mềm, dễ đi thì cũng chưa gọi là táo bón. Có trẻ 1-2 ngày đi một lần nhưng phân lại khô, cứng, trẻ phải rặn thì vẫn là táo bón.

Táo bón không phải là vấn đề nguy hiểm nhưng nếu trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày do không xử trí kịp thời có thể dẫn dến nhiều hậu quả như: trẻ biếng ăn, ăn khó tiêu, nôn trớ, chậm lớn, còi cọc, suy dinh dưỡng,…

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón

– Do chế độ ăn của mẹ không khoa học. Trong thời gian cho con bú mà mẹ vẫn ăn nhiều ớt, gừng, tiêu, đồ cay nóng thì các chất có trong thực phẩm này sẽ đi qua sữa mẹ, khi bé bú sẽ gây táo bón.

– Ở những trẻ hiếu động, hay lật mình thì những hoạt động này sẽ khiến trẻ bị mất nước nhiều hơn những trẻ khác. Điều này cũng dẫn tới táo bón do trẻ bị thiếu nước, khiến phân khô cứng.

 

Những điều cần thuộc lòng về hiện tượng trẻ sơ sinh bị táo bón

Ảnh minh họa

– Đối với trẻ ăn dặm sớm thì nguyên nhân táo bón có thể là do khẩu phần ăn của trẻ (ít chất xơ, ít rau củ, thiếu chất lỏng, trẻ sử dụng sữa công thức)

– Một số trẻ bị ho, sốt cần dùng đến kháng sinh thì đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới táo bón

Trẻ sơ sinh bị táo bón phải làm sao?

Táo bón ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh lý và không hề nghiêm trọng, nhưng nếu để kéo dài và không điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến việc trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày, táo bón mạn tính. Một số biến chứng trầm trọng có thể xảy ra là trẻ bị nứt hậu môn, trĩ, mất phản xạ đi cầu,… Chính vì thế, nếu thấy trẻ có những dấu hiệu của táo bón cha mẹ cần chú ý để có thể kịp thời chữa trị.

Với trẻ sơ sinh bị táo bón chức năng, việc điều trị thường bằng các Carbohydrate không tiêu hóa như chất xơ hòa tan hoặc các Carbonhydrate tiêu hóa như sorbitol(trong nước ép mận, táo), manitol (dịch chiết cây manna). Khi điều trị táo bón cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp này không hiệu quả, các loại thuốc nhuận tràng và thụt hậu môn có thể được dùng bổ sung. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc và thụt tháo cần rất thận trọng, bởi chúng có thể làm giãn cơ vòng hậu môn và dễ gây táo bón mạn tính. Lời khuyên tốt nhất trong trường hợp này là bạn cần đưa bé đi thăm khám để nhận tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN