MỘT SỐ BỆNH GÂY NÔN TRỚ Ở TRẺ

Một số bệnh gây nôn trớ ở bé

Nôn trớ ở bé là hiện tượng thường xuyên xảy ra ở những bé sơ sinh và những bé còn nhỏ tuổi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc bé bị nôn trớ. Có thể kể đến như do hệ tiêu hóa của bé phát triển chưa ổn định, hoạt động chưa hiệu quả hay do bé mắc một số bệnh khác mà nhiều cha mẹ không hề hay biết. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề này các mẹ nhé!

Bé bị cảm lạnh, bị ho hoặc nhiễm trùng đường hô hấp: ho là phản xạ cơ bản của cơ thể nhắm bảo vệ đường thở đảm bảo đường hô hấp hoạt động ổn định. Khi bé bị cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp thì sẽ rất dễ bị ho. Thức ăn bé ăn chưa kịp xuống tới dạ dày thì đã bị những cơn ho đẩy ngược ra ngoài. Đó là lý do vì sao bé bị nôn trớ.

Bé mắc bệnh viêm dạ dày hoặc viêm ruột: trong trường hợp bé nhà bạn bị viêm dạ dày hoặc viêm ruột do virut vi khuẩn sẽ bị sốt cao, đau bụng và nôn đột ngột. Bé có theẻ nôn ồ ạt, liên tục với khoảng cách từ 5-30 phút/lần trong 1-12 giờ đầu tiên. Tình trạng này có thể kéo dài lên tới 2 ngày và kèm theo chứng tiêu chảy trong ngày đầu hoặc ngày thứ hai.

Bé bị ngộ độc thức ăn: Khi bé ăn phải thức ăn bị nhiễm độc, sau khoảng từ 2-12 giờ sẽ bắt đầu có những triệu chứng xuất hiện. Bé sẽ nôn kéo dài nhưng không quá 12 giờ, không sốt và cũng có thể không bị tiêu chảy. Bé bị ngộ độc thực phẩm cũng có thể nôn ồ ạt liên tục từ 5-30 phút/lần trong 1-12 giờ đầu tiên giống như trường hợp trên.

Bé bị tắc ruột: có lẽ tình trạng bé bị tắc ruột còn khá mới mẻ và nhiều mẹ chưa tìm hiểu tới. Các mẹ có thể hiểu một cách đơn giản đó là bệnh lý xuất hiện khi bé bị xoắn ruột. Bệnh này khá hiếm gặp nhưng lại cực kỳ nguy hiểm và cần phải được cấp cứu ngay. Một trong những triệu chứng của căn bệnh này chính là hiện tượng bé đau bụng dữ dội, nôn ra mật xanh mật vàng. Trường hợp này mẹ phải nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ kiểm tra và chữa trị kịp thời.

Bé bị lồng ruột: bé dưới 4 tuổi bị nôn trớ có thể là một trong những biểu hiện của việc bị lồng ruột. Cụ thể, khi bé nôn chân thường co về phía bụng, đi ngoài phân lỏng, cơ thể nhợt nhạt, phân có lẫn cả máu. Lời khuyên dành cho cha mẹ đó là nên đưa bé đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ chữa trị kịp thời.

Bé bị hẹp phì đại môn vị: nếu bé được khoảng từ 3-5 tuần tuổi mà đột nhiên bị nôn dữ dội thì rất có thể là bé mắc bệnh hẹp phì đại môn vị. Những bé này luôn lặp đi lặp lại chu kỳ bú – nôn – đói, lúc này mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ và chỉ cần một tiểu phẫu nhỏ là bé có thể trở lại bình thường.

Bé mắc các bệnh về tiêu hóa: Khi bé mắc các bệnh như đầy bụng, táo bón, chướng bụng… thì cũng sẽ có triệu chứng nôn trớ. Trường hợp này, các mẹ cần bổ sung men vi sinh cho bé. Vì đây là một trong số ít những thực phẩm chức năng có thể dùng cho bé sơ sinh nên các mẹ hoàn toàn có thể yên tâm khi cho bé sử dụng. Men vi sinh với việc cung cấp một lượng lớn các lợi khuẩn giúp cải thiện các vấn đề về rối loạn tiêu hóa rất hiệu quả, từ đó làm giảm tình trạng bé bị nôn trớ do mắc các bệnh về tiêu hóa. Mẹ nên chọn men vi sinh có chứa cả probiotic (tên gọi chung của các loại lợi khuẩn) và prebiotic (chất xơ hòa tan) mẹ nhé.

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến sữa, tr lười ăn,bé b tiêu chyBé b táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải:bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN