MÁCH MẸ CÁCH TRỊ TÁO BÓN CHO TRẺ 2 TUỔI HIỆU QUẢ

Cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi là điều các cha mẹ cần tìm hiểu. Trong độ tuổi này mặc dù trẻ đã cứng cáp hơn lúc 1 tuổi nhưng việc ăn uống thiếu khoa học vẫn dễ khiến cho trẻ bị táo bón. Vì vậy, cha mẹ cần tìm hiểu cách trị táo bón cho trẻ đúng đắn, khoa học để đảm bảo cho trẻ phát triển tốt.

1. Biểu hiện của bé 2 tuổi bị táo bón

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, việc lo lắng bị táo bón lại có mức độ nghiêm trọng khác nhau. Nhất là táo bón thì không trừ một ai, đặc biệt ở giai đoạn trẻ 2 tuổi. Đây là thời điểm trẻ bắt đầu chuyển sang ăn cơm nhiều hơn. Việc ăn hoa quả cũng như sữa chua dần ít được chú ý hoặc uống sữa khiến dư thừa dinh dưỡng… đều là những nguyên nhân khiến cho trẻ giai đoạn này có nguy cơ mắc bệnh táo bón cao hơn bình thường.

Vì vậy, cha mẹ cần quan sát các biểu hiện hàng ngày của trẻ thường xuyên để phát hiện tình trạng táo bón nhanh chóng, kịp thời. Từ đó mới có thể nhanh chóng áp dụng các biện pháp điều trị hiệu quả. Một số biểu hiện chính của tình trạng táo bón của trẻ em 2 tuổi có thể là:

1.1. Số lần đi đại tiện của trẻ ít hơn bình thường

Đây cũng là một biểu hiện không hiếm gặp đối với tất cả những người bị táo bón nói chung. Do đó, để quan sát việc trẻ có đi đại tiện thường xuyên, đúng với lịch trình hay không thì không phải chuyện khó. Trẻ bình thường sẽ đi đại tiện rất thường xuyên, có thể là ngày 1 lần hoặc 2 ngày/ lần.

Tuy nhiên, nếu thấy trẻ ít đi ngoài hơn bình thường. Đặc biệt là ít nhất 4 ngày không đi đại tiện thì có thể bé đang bị mắc táo bón. Ngoài ra, bị táo bón trẻ thường đi đại tiện khó khăn, cảm thấy không thoải mái và khó chịu.

1.2. Phân cứng, khô, to có thể lẫn máu hoặc chất nhầy

Khi đi vệ sinh nếu thấy trẻ liên tục cảm thấy không thoải mái. Đi vệ sinh lâu, khó khăn. Phân có biểu hiện khô cứng, to hơn bình thường. Hoặc cũng có thể vệ sinh thấy kèm theo máu và các chất nhầy khác thì đây là những biểu hiện rõ ràng của việc trẻ bị táo bón.

Có thể khi có những biểu hiện đại tiện như vậy trẻ thường sẽ khó chịu, quấy khóc. Vì vậy, cha mẹ cần khuyến khích, giúp trẻ bình tĩnh để đi vệ sinh cho xong.

1.3. Trẻ khó rặn và đau sau khi đi đại tiện

Trẻ bị táo bón thường phải dùng sức rặn rất khó khăn. Những trẻ này sau khi đi vệ sinh thường cáu gắt, khó chịu và cảm thấy đau đớn khi đi đại tiện. Biểu hiện này thể hiện việc vệ sinh không bình thường. Cha mẹ có thể phát hiện kịp thời để biết được trẻ đang có dấu hiệu bị táo bón, tránh để tình trạng nặng nề hơn xảy ra đối với trẻ.

cách trị táo bón cho trẻ 2 tuổi

2. Nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi bị táo bón

Táo bón có thể xảy ra đối với mọi lứa tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh này. Đối với trẻ ở giai đoạn 2 tuổi thường do những nguyên nhân chính gây bệnh như sau:

2.1. Uống thiếu nước

Việc cơ thể bé không được cung cấp lượng nước đủ cho các quá trình hoạt động, trao đổi chất sẽ khiến cho tình trạng táo bón xảy ra. Nước có vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động của cơ thể, nhất là việc tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.

Nếu thiếu nước, cơ thể sẽ tự động hấp thụ bất kể nước ở đâu, từ thức ăn, nước uống được cung cấp vào. Hoặc kể cả nguồn nước từ chất thải. Điều này sẽ khiến phân trẻ bị khô, cứng nên khó khăn cho việc đi đại tiện. Từ đó gây ra bệnh táo bón ở trẻ.

2.2. Chế độ dinh dưỡng thiếu chất xơ

Chất xơ đối với cơ thể cực kỳ quan trọng. Đây là chất dinh dưỡng giúp cơ thể ngăn cản tình trạng táo bón có thể xảy ra. Tuy nhiên, trẻ ở 2 tuổi thường cha mẹ dễ xao nhãng việc cho trẻ ăn chất xơ đầy đủ.

Cha mẹ luôn lo lắng trẻ ăn thiếu chất, thiếu dinh dưỡng nên cho trẻ ăn nhiều các loại phô mai, các loại sữa chua… Mà quên mất việc trẻ cần được cung cấp các loại rau xanh, hoa quả hoặc các loại hạt, ngũ cốc để cân bằng và ổn định các chất xơ đưa vào cơ thể. Chính thói quen ăn uống không khoa học, thiếu chất xơ trầm trọng khiến trẻ ở độ tuổi 2 tuổi dễ bị táo bón hơn.

2.3. Pha sữa cho trẻ không đúng công thức

Việc cho trẻ uống sữa quá nhiều, pha sữa không đúng công thức cũng dễ dẫn đến tình trạng táo bón ở trẻ. Thực sự việc pha sữa đúng công thức đối với trẻ là rất quan trọng. Nếu pha sữa quá loãng hoặc quá đậm đặc đều sẽ khiến cho việc hấp thụ của trẻ ảnh hưởng nghiêm trọng. Vì vậy, cha mẹ nên có thói quen học cách pha sữa đúng tỉ lệ như nhà sản xuất đã hướng dẫn trên bao bì.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN