Mách mẹ cách chăm sóc trẻ nhỏ bị đầy bụng nôn trớ

Bé bị đầy bụng nôn trớ, thậm chí là quấy khóc biếng ăn sút cân khiến cha mẹ lo lắng. Vậy, đâu là giải pháp tốt nhất? Hãy cùng tham khảo những thông tin hữu ochs àm các chuyên gia cung cấp dưới đây nhé!

1. Với những trẻ sơ sinh, trẻ đang bú

– Chia nhỏ các cữ bú của trẻ ra và mỗi lần bú nên giảm lượng sữa

– Không cho trẻ bú (hơn 30 phút) sẽ khiến trẻ mệt, nghiền vú, có thể xảy ra tình trạng nuốt hơi, hay rối loạn thời gian bú. Thời gian tốt nhất là 10 phút cho vú đầu và 20 phút cho vú sau.

– Khi cho bú: mẹ nên cho trẻ bú bên trái trước rồi tới bên phải để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày. Vì khi mới bú, lượng sữa bên trong dạ dày ít nên có thể nghiêng bé sang phải và sau đó mới chuyển sang vú phải vì khi này trong dạ dày trẻ đã có một lượng sữa và mẹ có thể nghiêng trẻ sang trái.

– Giữ tư thế đúng khi cho trẻ bú: không để bé bú khi nằm vì hành động này có thể làm bé bị đầy bụng sặc sữa và nôn trớ.

– Sau khi bú: mẹ nên giữ bé thẳng và từ từ áp ngực bé vào ngực mẹ, kê mặt bé lên vai mẹ và vỗ vỗ nhẹ (10­15 phút) cho bé ợ hơi ra ngoài tránh đầy bụng và nôn trớ. Và mẹ có thể đặt bé xuống giường kê gối hơi cao và để trẻ trong tư thế nghiêng sang trái.

– Nếu trẻ bú bình: nên giữ nghiêng bình sữa để sữa luôn đầy núm vú, tránh để bình sữa nằm ngang bởi điều này vô tình sẽ dẫn tới việc bé hít phải không khí và như vậy sau khi bú trẻ sẽ hay bị nôn trớ để đẩy không khí ra ngoài.

– Tránh để bé quấy khóc khi bú vì điều này sẽ khiến trẻ nuốt nhiều hơi hơn, khiến bé bị đầy bụng, căng dạ dày.

Khi trẻ bị nôn trớ thì điều cần làm là không được để bé nằm ngang vì khi đó chất nôn sẽ đi vào trong khí quản khiến trẻ bị sặc và có thể gây tử vong ở trẻ. Do đó, cha mẹ nên đặt trẻ nằm nghiêng hay để bé trong tư thế ngồi là tốt nhất.

2. Với trẻ đang trong thời kì ăn dặm hay những trẻ lớn hơn

Ở giai đoạn này bé bị nôn trớ không chỉ do sữa hay cách cho bú của người mẹ mà còn do thức ăn dặm hay cách thức chế biến của người lớn. Khi thấy bé tự nhiên nôn trớ mà không có dấu hiệu của một bệnh nào đó (nôn trớ sinh lí) thì bạn nên chăm sóc trẻ như sau:

– Nên xem lại sữa và cách pha sữa đã đúng chưa: nếu cơ thể trẻ không dung nạp được lactose của sữa bò thì bạn có thể thay thế bằng sữa đậu nành hay sữa chua. Đồng thời pha sữa theo đúng công thức trên bao bì hướng dẫn.

– Khi ăn, nếu bé bị đầy bụng nôn trớ thì việc thay đổi loại thức ăn và cách chế biến thức ăn là rất cần thiết: thay đổi đa dạng loại thực phẩm cho trẻ. Và song song với đó là bạn cũng thay đổi cách chế biến sao cho món ăn phong phú hơn, món ăn cần nhỏ hơn, mịn hơn.

– Khi trẻ nôn trớ có đờm thì nên cho trẻ dùng đồ ăn loãng, lỏng hơn như cháo, súp hay sữa, nước ép hoa quả, nước lọc để thức ăn được đi vào dạ dày tốt hơn và cũng khiến cho loãng đờm.

Ảnh  minh họa

– Chia nhỏ các bữa ăn của trẻ, không ép bé ăn và vẫn đảm bảo được lượng chất cần thiết cung cấp cho cơ thể bé. Hoặc có thể dùng thêm cho bé thuốc chống nôn (việc này không khuyến khích): motilium, primperan.

– Với bé tự dưng nôn trớ mà có dấu hiệu của các bệnh khác (thường gặp ở bé 1 tuổi bị nôn trớ, bé 2 tuổi vẫn nôn trớ hoặc lớn hơn) thì việc cần làm ngay là đưa trẻ tới các cơ sở y tế, phòng khám để được xác định đúng bệnh và có cách xử lí, chăm sóc tốt nhất. Đừng để tình trạng trẻ nôn trớ quấy khóc kéo dài sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe hoặc gây ra di chứng sau này của bé.

Với bé bị đầy bụng nôn trớ: khi trẻ bị đầy bụng thì ngoài việc thay đổi cách cho trẻ bú hay trong cách ăn uống như trên thì các mẹ có thể áp dụng các cách sau:

+ Massage bụng: bạn có thể dùng dầumassage nhẹ nhàng xoa từ trong rốn ra ngoài bụng của trẻ tròn cùng chiều kim đồng hồ. Không nên làm việc này khi trẻ mới ăn xong.

+ Chườm nóng bụng cho trẻ: dùng 1 chiếc khăn nhúng nước ấm và vắt khô, cuộn lại và đặt lên bụng trẻ. Và lấy thêm 1 chiếc khăn cũng làm ấm và quấn quanh bụng để cố định chiếc khăn kia.

Chú ý, không nên làm khăn quá nóng, chườm lên tay bạn vừa là được. Sử dụng hành, tỏi: dùng hành, tỏi đã được nướng ch vào chiếc khăn rồi đặt lên rốn của trẻ. Hoặc dùng Rau mùi, nước chanh, bưởi, gừng làm thành nước và cho trẻ uống cũng sẽ giúp trẻ đỡ đầy hơi, chướng bụng.

+ Vuốt lưng cho bé: khi bé bị đầy hơi thì mẹ hãy vỗ hoặc xoa lưng cho trẻ. Làm như vậy sẽ giúp trẻ dễ chịu và thoải mái hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN