LÝ DO MẸ KHÔNG NÊN CHO BÉ ĂN DẶM QUÁ SỚM

Lý do mẹ không nên cho bé ăn dặm quá sớm

Thời điểm bé chuyển từ bú sữa mẹ hoàn toàn sang ăn dặm là một dấu mốc quan trọng với cả mẹ và bé. Do vậy mà nhiều bà mẹ sẽ có cảm giác không chắc chắn về thời điểm thích hợp cho bé ăn dặm. Việc cho bé ăn dặm quá sớm có thể không những không giúp bé phát triển nhanh chóng mà còn dẫn đến nhiều tác hại không mong muốn.

Bé rất dễ mắc các bệnh về tiêu hóa

Việc cho bé ăn dặm quá sớm rất dễ khiến bé mắc các bệnh liên quan đến rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy do nhiễm độc, nhiễm trùng. Do thức ăn của bé hầu như là được bổ sung tinh bột và các chất dinh dưỡng khác. Để tiêu hóa được tinh bột cần phải có men amylase, trong khi đó với những bé còn quá nhỏ (3 tháng tuổi) men này có rất ít ở tuyến tụy và tuyến nước bọt, nên hoạt động rất yếu, chỉ bằng 10% so với người lớn. Vậy nên, khi bé cho bé ăn dặm quá sớm sẽ ảnh hưởng đến viêc hấp thu các dưỡng chất khác, ngăn cản sự phát triển của bé trong cả hiện tại và tương lai. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn cho thấy, khi bổ sung các thức ăn như ngũ cốc, rau, quả… sẽ có thể gây ảnh hưởng cho sự hấp thụ sắt có trong sữa mẹ của bé. Việc này sẽ dẫn đến hậu quả là bé bị thiếu sắt.

Trong trường hợp này, mẹ cần cho bé sử dụng men vi sinh. Men vi sinh rất cần thiết cho bé thời lỳ ăn dặm vì nó không những an toàn (với những loại men có nguồn gốc từ tự nhiên như kim chi Hàn Quốc) mà còn đem lại những lợi ích vô cùng tốt mà có thể nhiều mẹ chưa ngờ tới. Với việc cung cấp rất nhiều lợi khuẩn khỏe mạnh cho đường ruột, men vi sinh giúp phòng ngừa và cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hóa giai đoạn bé ăn dặm. Bên cạnh đó, nó cũng giúp tăng cường khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thức ăn đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện. Mẹ cần phân biệt rõ hai khái niệm men vi sinh và men tiêu hóa để chăm sóc bé yêu một cách tốt nhất nhé.

Làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở bé

Khi cơ thể bé thích nghi được với các loại thực phẩm, men amylase tăng tiết, thận cũng được kích thích làm việc nhiều hơn, tăng khả năng lọc và bài tiết. Bé thích nghi với chế độ ăn bổ sung mẹ sẽ có thói quen cho bé ăn càng nhiều càng tốt, sẽ dẫn đến tăng cân quá mức. Bệnh béo phì nếu không được điều chỉnh sẽ phát triển đến khi bé trưởng thành.

Một bệnh nữa mà bé có thể gặp khi được cho ăn dặm quá sớm, đó là bệnh tăng huyết áp. Trong sữa mẹ, lượng natri khá thấp, đủ để đpá ứng nhu cầu của cơ thể bé. Khi bé được ăn bổ sung, lượng natri đưa vào cơ thể tăng lên rất nhiều lần (đặc biệt với những mẹ có thói quen ăn mặn) là nguyên nhân gây ra bệnh tăng huyết áp.

Ngoài ra, những bé được ăn dặm quá sớm cũng có nhiều nguy cơ bị dị ứng thức ăn. Một nghiên cứu với đối tượng là trẻ từ lúc mới sinh đến khi được 3 tuổi cho thấy rằng, ở những đứa bé được nuôi bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên và được bổ sung thức ăn vào thời điểm hợp lý thì tỉ lệ eczema thấp hơn rất nhiều so với nhóm bé được nuôi bằng sữa bò và được ăn dặm quá sớm.

Vì những lý do trên, các mẹ cần phải thận trọng hơn trong việc xác định thời điểm bắt đầu cho bé ăn dặm. Chúc các bé lớn nhah, khỏe mạnh và phát triển một cách toàn diện nhất.

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến sữa, tr lười ăn,bé b tiêu chyBé b táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải:bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN