CHIA SẺ KINH NGHIỆM CỦA MẸ KHI TRẺ BỊ TÁO BÓN

Có thể nói hiện tượng táo bón là một trong những hiện tượng khá phổ biến ở trẻ. Trẻ được coi là có dấu hiệu của bệnh tạo bón sẽ thường đi đại tiện ít hơn bình thường. Với trẻ sơ sinh là dưới 2 lần/ 1 ngày, trẻ đang bú là 3 lần/ 1 tuần, và trẻ lớn hơn sẽ là 2 lần/ 1 tuần. Đối với một số mẹ thường nghĩ bệnh táo bón không quan trọng và để bé tự khỏi sau vài hôm. Nhưng nếu để tình trạng kéo dài và thường xuyên thì sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển cơ thể của trẻ. Để giải quyết tình trạng này ở trẻ, các bậc phụ huynh nên hiểu rõ nguyên nhân và sử dụng biện pháp hợp lý để chữa trị.

Nguyên nhân xuất hiện táo bón ở trẻ.

– Do hệ tiêu hóa của trẻ không được tốt, bị rối loạn, kết hợp với đó là sự sai lầm của phụ huynh trong chế độ ăn uống như cho trẻ ăn quá nhiều chất đạm, ít chất xơ, rau xanh và uống ít nước. Ngoài ra có thể do thành phần của một số loại sữa mà mẹ sử dụng cho trẻ có những chất gây nên táo bón, pha sữa quá đặc

– Một số nguyên nhân khi trẻ lớn có thói quen nhịn đi đại tiện với một số các yếu tố khách quan khiến trẻ bị gây co thắt hậu môn.

– Do cơ thể nóng và mẫn cảm với các thành phần của thuốc mà trẻ đang uống. Cơ thể nóng do thực phẩm hoặc cũng có thể do thuốc chữa trị bệnh mà trẻ đang dùng gây nên tình trạng nóng trong ở trẻ nhỏ khiến bị táo bón.

Giải pháp giúp chữa trị táo bón ở trẻ

Đối với chế độ ăn uống

– Cho trẻ uống nhiều nước: Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi mà vẫn đang bú mẹ sẽ không cần uống nước nhưng nếu có dấu hiệu của táo bón thì vẫn nên cho bé uống từ 100ml đến 200ml mỗi ngày. Cung cấp đầy đủ nước là một trong những yếu tố quan trọng, 75% cơ thể là nước vì vậy các mẹ nên chú ý. Đôi khi trẻ quên uống nước hãy nhắc trẻ và lượng nước đưa vào cơ thể của từng lứa tuổi cũng khác nhau. Với những trẻ nhỏ lượng nước cung cấp chỉ nên dưới 1000ml cho 1 ngày, trẻ trên 10 tuổi nên cung cấp như người lớn

– Cung cấp nhiều rau xanh và hoa quả trong bữa ăn của bé. Các loại rau chứa các chất xơ giúp làm mềm phân. Với những loại rau củ như mùng tới, khoai lang, cam, đu đủ, chuối, bưởi đều là những thực phẩm tốt cho việc nhuận tràng ở trẻ.

Chế độ vận động hàng ngày

– Tập thói quen đi đại tiện cho bé: phụ huynh nên tập thói quen đi vệ sinh cho trẻ theo giờ nhất định, cho trẻ ngồi bô hoặc “xi” vào một giờ nhất định trong ngày.

– Tăng cường vận động vùng cơ bụng cho trẻ và cơ tròn hậu môn bằng việc chạy nhảy nô đùa, tập thể dục và chơi thể thao. Xoa bụng cho trẻ từ phải qua trái khoảng 3 đến 4 lần trong một ngày

Sử dụng và lựa chọn một số sản phẩm hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở trẻ

Hiện có rất nhiều các sản phẩm hỗ trợ quá trình tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Sản phẩm được các mẹ tin dùng đó là các loại men vi sinh có chứa hệ men vi sinh Probiotic ( vi khuẩn có lợi có nguồn gốc tự nhiên) và Prebiotic (vi khuẩn có lợi từ chất xơ thực phẩm). Sử dụng các loại men vi sinh có chứa đồng thời 2 hệ men này sẽ giúp trẻ hết bị táo bón. Bên cạnh đó thiết lập lại quá trình tiêu hóa ở trẻ, giúp trẻ có được một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Bên cạnh đó còn kích thích vị giác ăn ngon miệng, giúp trẻ phát triển tốt tránh bị còi xương, suy dinh dưỡng, sút cân.

Các bậc phụ huynh nên chú ý với một số trường hợp bị táo bón quá lâu, bị nặng và đã sử dụng các biện pháp khác nhau để chữa trị nhưng vẫn không hết thì nên đưa trẻ đến ngay các bác sĩ để có thể sử dụng và can thiệp bằng các biện pháp mạnh hơn.

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến sữa, trẻ lười ăn,bé bị tiêu chảyBé bị táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải:bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN