Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp

(Goldenlab.vn) – Chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp

Trẻ bị tiêu chảy thường quấy khóc, sốt cao và nôn chớ nhiều. Trẻ bị mất nước và chán ăn. Nếu tình trạng này kéo dài, tiêu chảy cấp có thể gây suy hô hấp thậm chí tử vong. Trước những biến chứng nguy hiểm như vậy, không phải tất cả ba mẹ đều biết cách chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy, thậm chí còn làm tình hình thêm trầm trọng.

Chăm sóc trẻ tiêu chảy như thế nào

Mẹ vẫn cho trẻ bú bình thường, thậm chí bú nhiều hơn để bổ sung lượng nước cũng như vi chất cho trẻ. Các những thành phần miễn dịch thụ động cũng như là chất xơ hòa tan trong sữa mẹ rất cần thiết cho đường ruột của trẻ, nhất là khi trẻ bị tiêu chảy, hệ vi sinh vật có ích đang rất yếu.

tre-bi-om-sot-ho-duong-ho-hap

Tiêu chảy cấp ở trẻ dễ dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm

Bên cạnh đó, sữa chua cũng có cả năng làm giảm thời gian và độ nặng của đợt tiêu chảy. Do một số chủng vi khuẩn trong sữa chua có khả năng ức chế sự phát triển của vi sinh vật có hại trong đường ruột và tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch. Ngoài ra, mẹ nên cho trẻ uống thêm nước để bổ sung lượng nước sụt giảm trong máu và tế bào vì trẻ đi tiêu quá nhiều.

Trong thời gian bị tiêu chảy, các mẹ không nên cho trẻ ăn các loại đồ ăn nhiều đường, các loại thực phẩm nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như măng, rau cần, tinh bột nguyên hạt. Tuyệt đối không cho trẻ ăn các loại thực phẩm chưa nấu chín như nem chua, nem chạo, mắm tôm, gỏi, tiết canh…

Trong thời gian này các ba mẹ cố gắng khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, chia các bữa nhỏ cho trẻ dễ ăn. Việc đảm bảo ăn uống sẽ giúp trẻ phục hồi nhanh chóng hơn và tránh bị suy dinh dưỡng. Sau 5 ngày nếu trẻ bớt tiêu chảy thì hãy cho trẻ quay lại chế độ ăn bình thường với đủ 4 loại dinh dưỡng (bột, đường, béo, đạm), vitamin và muối khoáng.

Đồng thời cần theo dõi cẩn thận tình hình mất nước và các triệu chứng tiêu chảy của bé. Nếu trẻ mất nước mức độ nhẹ, trẻ tỉnh và vẫn bú bình thường, lưỡi ướt thì cho trẻ uống nước và điện giải nhiều hơn bình thường. Một số dung dịch điện giải mẹ có thể dùng như dung dịch oresol, nước cháo muối… Tuy nhiên khi trẻ có dấu hiệu mất nước nặng hơn thì hãy đưa trẻ tới cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

4 sai lầm thường gặp khi bé bị tiêu chảy cấp

Khi trẻ bị đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày, các bà mẹ thường giúp trẻ cầm đi ngoài bằng lá ổi, hồng xiêm xanh và các loại thuốc cầm đi ngoài khác. Mặc dù trẻ ngừng đi ngoài ngay nhưng đó chỉ là khỏi bệnh giả tạo mà không thể trị khỏi tận gốc. Hậu quả là các tác nhân gây bệnh ở lại trong đường tiêu hóa lâu hơn, khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

cach-giup-be-hap-thu-thuc-an-tot

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, mẹ cố gắng khuyến khích trẻ ăn được càng nhiều càng tốt

Một sai lầm nữa là các mẹ thường tự ý sử dụng thuốc kháng sinh. Việc lạm dụng kháng sinh sẽ bào mòn hệ vi khuẩn có lợi trong đường ruột làm cho tình trạng tiêu chảy kéo dài và trẻ hấp thụ dinh dưỡng kém hơn. Vì vậy, các bà mẹ khi có con bị tiêu chảy nếu phải sử dụng kháng sinh thì cần thực hiện theo chỉ định của nhân viên y tế. Lưu ý, kháng sinh chỉ nên áp dụng trong trường hợp bị tiêu chảy do vi khuẩn, amip.

Khi trẻ bị tiêu chảy, các mẹ thường kiêng không cho trẻ bú, vì lo tiêu chảy thêm nặng. Thực chất sữa mẹ mang tới cho trẻ khả năng miễn dịch thụ động, bảo vệ trẻ khỏi sự xâm hại của virus, vi khuẩn, đồng thời làm giảm nguy cơ mất nước do tiêu chảy. Vì vậy khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ nên cho trẻ bú theo nhu cầu và tăng số lần bú càng nhiều càng tốt.

Một sai lầm điển hình nữa là khi trẻ bị tiêu chảy, nhiều bà mẹ thường không dám ăn gì, nếu là trẻ lớn thì trẻ cũng phải kiêng khem nhiều loại thức ăn thịt trứng sữa… Nhưng các ba mẹ không biết rằng, khi trẻ bị tiêu chảy, mặc dù khả năng tiêu hóa giảm đi, nhưng trẻ vẫn hấp thụ được khoảng 60% chất dinh dưỡng. Trẻ kiêng khem sẽ càng làm cho bé càng thiếu chất và tiêu chảy cũng lâu dứt hơn.

Mặc dù tiêu chảy cấp là một phản xạ có ích của cơ thể nhằm đẩy hết chất độc ra ngoài đường ruột khi rối loạn tiêu hóa hoặc nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm nhưng trẻ bị tiêu chảy kéo dài lại rất nguy hiểm. Ba mẹ cần theo dõi và đánh giá tình trạng khi bé bị tiêu chảy để có thể điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN