Chăm sóc trẻ bị táo bón khi ăn dặm đúng cách

Trong quá trình tập cho trẻ ăn dặm thấy con có biểu hiện của bệnh táo bón hầu hết cha mẹ đều đặt ra rất nhiều câu hỏi: Liệu thời điểm này cho con ăn dặm là đã phù hợp hay chưa? Chế độ ăn uống của con đã hợp lý hay chưa? Phải làm gì để giúp con đây? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết này nhé!

Trẻ lười ăn phải làm sao

Thuốc trị rối loạn tiêu hoá

Men vi sinh

Làm thế nào để biết trẻ bị táo bón thời kỳ ăn dặm?

Khi bị táo bón, trẻ sẽ khó chịu, quấy khóc, ăn không ngon, ngủ không đủ giấc vì không thể đào thải được, nhu cầu đại tiện của con không được đáp ứng. Nếu như trước đây con bú mẹ phân có mùi dễ chịu, mềm thì thời kỳ trẻ bắt đầu ăn dặm phân chuyển sang cứng hơn, tính chất phân có sự thay đổi đáng kể. Có thể mẹ chưa biết, mỗi khi trẻ tập làm quen với một loại thức ăn mới thì phân cũng có màu tương tự. Nhiều trẻ đi phân lổn nhổn cho thấy trẻ chưa hấp thụ và tiêu hóa hết được tất cả lượng thức ăn.

Táo bón có thể coi là tình trạng trẻ đi tiêu khó khăn. Phân cứng, có thể kèm máu. Mỗi lần trẻ đi tiêu đều gặp phải nhiều khó khăn, đau rát, khó chịu khiến cha mẹ vô cùng lo lắng. Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ.

Lượng nước trong cơ thể trẻ một phần có được là hấp thu từ thức ăn. Chính vì vậy, khi cơ thể thiếu nước, ruột sẽ thực hiện chức năng hấp thụ nước từ trong thức ăn nhiều hơn mức bình thường. Điều này là nguyên nhân khiến cho phân của trẻ trở nên khô cứng và rắn chắc hơn, việc đại tiện trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Trẻ nhỏ cũng như người lớn, một ngày có thể đi tiêu 1-2 lần, hoặc nhiều hơn là 3 lần. Trong trường hợp mẹ phát hiện tần suất đi đại tiện của con giảm xuống thì nên theo dõi các triệu chứng đi kèm của con (nếu có). Nếu trẻ đột ngột không đi tiêu thì nguy cơ trẻ bị táo bón là rất cao đó mẹ nhé.

Muốn trẻ không bị táo thời kỳ ăn dặm mẹ phải làm gì?

– Mẹ hãy bổ sung thêm cho trẻ bị táo bón thời lỳ ăn dặm yến mạch và các loại ngũ cốc tổng hợp trong thực đơn hàng ngày cho trẻ.

– Cho trẻ ăn thêm các loại hoa quả dễ tiêu hóa như chuối, bơ, lên, đào, mận…

– Cho trẻ ăn nhiều rau xanh để tăng khả năng hấp thu chất xơ.

– Với những trẻ còn đang bú mẹ, mẹ cần chủ động hơn trong việc tăng cữ bú cho trẻ khi có thể.

– Mẹ có thể thực hiện các động tác mát-xa vùng bụng cho bé mỗi ngày, nương theo hình xoáy ốc và nên bắt đầu từ rốn của bé ra ngoài.

– Cho trẻ sử dụng men vi sinh hay sữa chua để bổ sung lợi khuẩn cho cơ thể. Men vi sinh là một loại thực phẩm chức năng hỗ trợ tiêu hóa cực kỳ hiệu quả. Men vi sinh và men tiêu hóa là hai sản phẩm hoàn toàn khác nhau nên cha mẹ cần có sự phân biệt để tránh nhầm lẫn về cách sử dụng cũng như công dụng của chúng. Với loại men vi sinh có nguồn gốc từ tự nhiên như kim chi Hàn Quốc hoàn toàn có thể sử dụng cho cả trẻ sơ sinh. Lợi khuẩn có trong men vi sinh khi vào trong hệ tiêu hóa sẽ thực hiện quá trình lên men thức ăn, đảm bảo sự cân bằng trong đường ruột, giúp phòng ngừa và cải thiện các bệnh về tiêu hóa nhanh chóng.

– Hướng dẫn trẻ tham gia các hoạt động vui chơi ngoài trời, tập thể dục hàng ngày để kích thích hệ tiêu hóa, tăng cảm giác thèm ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

Để liên tục được tư vấn và theo dõi các thông tin dinh dưỡng cho con trẻ liên quan đến sữa, tr lười ăn,bé b tiêu chyBé b táo bón,… hãy gọi theo số 0439.959.969 – 1900.545439 hoặc gửi mail đến hòm thư bác sĩ Hải:bslethihai@bekhoemevui.vn để được tư vấn, giải đáp miễn phí.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN