Cách chăm sóc bé sơ sinh bị đầy bụng nôn trớ an toàn nhất

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng nôn trớ là tình trạng rất hay gặp. Lúc này, hệ tiêu hoá của trẻ còn non yếu do vậy trẻ rất dễ bị đầy hơi, dễ nôn trớ, khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, biếng bú,… Gặp phải hiện tượng này, chắc chắn không cha mẹ nào lại không lo lắng. Vậy, đâu là giải pháp tốt nhất?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng nôn trớ

Hệ tiêu hoá của trẻ sơ sinh còn rất kém do đó nếu ba mẹ chăm sóc trẻ với chế độ dinh dưỡng không phù hợp sẽ khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi. Sau đây là những nguyên nhân có thể khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng:

– Ba mẹ cho trẻ ăn hoặc bú quá nhiều trong một lần, khiến dạ dày của trẻ bị quá tải.

– Cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 6 tháng tuổi) khiến trẻ chưa thể tiêu hoá được thức ăn gây nên tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi.

– Trẻ bị ép ăn nhiều lần trong ngày, trẻ chưa kịp tiêu hoá hết thức ăn cữ trước lại bị dồn ép ăn cữ tiếp theo khiến trẻ bị nôn do bị đầy hơi.

– Trẻ sơ sinh ăn phải thức ăn bị ôi, nhiễm khuẩn.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị đầy bụng nôn trớ thế nào?

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng nguyên nhân chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng sai lầm, do đó ba mẹ chỉ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp, thì sẽ cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi.

Với trẻ sơ sinh còn bú sữa thì mẹ nên lưu ý không nên cho trẻ bú quá nhiều. Lượng sữa một lần bú phải phù hợp với dạ dày của trẻ vì dạ dày trẻ sơ sinh khá bé, do đó cần cho bú từng ít một và nhiều cữ trong ngày để cung cấp đủ năng lượng cho trẻ phát triển.

Ảnh minh họa

Khi cho trẻ bú thì mẹ nên để để ý cho trẻ bú đúng tư thế để phòng tránh việc trẻ nuốt không khí vào bụng quá nhiều, khiến trẻ sơ sinh bị đầy hơi. Nếu trẻ sơ sinh bú mẹ thường xuyên bị đầy hơi thì mẹ nên xem lại khẩu phần ăn của mình có chứa những món gây ra tình trạng trẻ bị đầy hơi hay không.

Mẹ không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Thời điểm lý tưởng nhất để trẻ sơ sinh ăn dặm là khi trẻ sơ sinh đủ 6 tháng tuổi. Khi chế biến thực phẩm cho trẻ sơ sinh mẹ cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Không nên cho trẻ sơ sinh ăn những món để lâu để phòng tránh nhiễm khuẩn cho trẻ.

Ngoài ra, mẹ cần lưu ý theo dõi tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy hơi có kèm theo các dấu hiệu bất thường như tiêu chảy, táo bón nhiều ngày hay không. Trẻ quấy khóc khó dỗ, trẻ nôn ra máu hoặc trong phân có máu hay không…

Nếu thấy xuất hiện tình trạng đầy hơi kèm các dấu hiệu như thế, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ mang lại cho ba mẹ những kiến thức hữu ích. Từ đó ba mẹ sẽ có cách xử lý phù hợp trong cách chăm sóc trẻ tốt hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN