Các nhóm trẻ biếng ăn

Các nhóm trẻ biếng ăn

Cuộc sống đầy đủ hơn khiến bố mẹ có nhiều cơ hội chăm sóc con cái tốt hơn. Tuy nhiên đi cùng với sự đầy đủ ấy là tỷ lệ trẻ  biếng ăn lại càng tăng lên, cả về số lượng mà còn đa dạng về loại hình “biếng ăn”. Vậy bé yêu của bạn biếng ăn theo dạng nào?

Việc phân loại nhóm trẻ biếng ăn giúp mẹ dễ dàng điều chỉnh bữa ăn và có phương pháp để nhanh chóng cải thiện tình hình ăn uống của trẻ, không cản trở sự phát triển của con yêu.

Trẻ ít thèm ăn

Trẻ lanh lợi, năng động và táy máy nhưng ít khi biểu lộ đói hoặc quan tâm đến việc ăn uống. Trẻ quan tram nhiều đến việc đi chơi và giao tiếp với mọi người hơn việc ăn. Trẻ có thể chỉ ăn một vài miếng và ngừng ăn, dễ lơ đãng việc ăn và có thể khó giữ yên tại bàn hoặc trên ghế cao trong khi ăn.

Các nhóm trẻ biếng ăn

Ảnh minh họa

Trẻ ít thèm ăn là dạng biếng ăn phổ biến ở trẻ 

Trẻ ác cảm với thức ăn

Trẻ kiên quyết từ chối một số món ăn vì mùi vị, thành phần thức ăn hoặc hình thức bên ngoài của thức ăn. Trẻ có thể trở nên lo lắng nếu bị ép ăn loại thực phẩm trẻ có ác cảm. Thường xuyên xuất hiện cảm giác khổ sở chẳng hạn như trở nên khó chịu khi nghe tiếng ồn hoặc có cảm giác như có cát và cỏ ở dưới chân.

Trẻ thờ ơ với chuyện ăn

Trẻ biểu hiện lo sợ về viễn cảnh được cho ăn: Có thể khóc khi thấy thức ăn hoặc bình sữa, hoặc chống lại việc cho ăn bằng cách khóc, co người lại hoặc từ chối mở miệng ra. Có thể xảy ra ở trẻ đã từng trải qua một sự cố đáng sợ khi được cho ăn ví dụ như bị sặc, bị nghẹn không thở được.

Trẻ không cảm thấy ngon miệng

Sự ngon miệng của trẻ thể hiện rất hạn chế nhưng lại thích hợp cho phần ăn và nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Đôi khi, sự lo lắng quá đáng của cha mẹ dẫn đến sử dụng các phương pháp cho ăn ép buộc có thể ảnh hưởng bất lợi tới sở thích ăn uống của trẻ.

Một lý do khác khiến trẻ kém ngon miệng có thể là trẻ đang bị nhiễm bệnh. Khiến cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng đến vị giác của trẻ.

Trẻ sợ ăn

Trẻ ít có cảm giác ngon miệng, trẻ có biểu hiện lãnh đạm và yếu đuối. Rất ít giao tiếp bằng lời và không bằng lời (như mỉm cười, bi bô, nhìn thẳng vào người đối diện) giữa trẻ và người cho ăn. Đây có thể là bằng chứng về sự không quan tâm đến việc ăn của trẻ.

Vòng luẩn quẩn lười ăn – biếng ăn

Ban đầu con của mẹ có thể có các triệu chứng lười ăn như trên. Trong thời gian dài, nếu tình trạng này không có gì thay đổi, con yêu có thể chuyển sang bị biếng ăn mạn tính, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Một số hệ quả điển hình như chậm lớn, suy dinh dưỡng, thậm chí là chậm phát triển.

Một khi trẻ đã biếng ăn thì trẻ lại càng lười ăn và rất khó chữa. Vì vậy, ngay từ đầu mẹ hãy xây dựng cho bé niềm vui và háo hức với chuyện ăn uống để trẻ không gặp bất cứ trở ngại nào trong quá trình phát triển của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN