BỐ MẸ PHẢI LÀM SAO KHI TRẺ SƠ SINH BỊ TIÊU CHẢY SỦI BỌT?

Các bệnh về đường tiêu hóa nói chung, đặc biệt bệnh tiêu chảy là “thủ phạm” hàng đầu gây ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe cho trẻ sơ sinh. Vậy bố mẹ phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết ngay sau đây.

1. Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt

Để nhận biết dấu hiệu tiêu chảy ở trẻ sơ sinh, trước hết bố mẹ cần căn cứ vào số lần đi ngoài của trẻ sơ sinh. Nhưng lưu ý, sẽ có sự khác biệt dựa trên chế độ dinh dưỡng hoặc thể trạng riêng của từng bé. Với các bé bú sữa mẹ thì trung bình sẽ đi ngoài khoảng 5 – 6 lần/ngày.

Phân vàng hoa cải, mềm và có mùi chua. Còn nếu mẹ cho trẻ uống sữa công thức thì chỉ đi khoảng 1 – 3 lần/ngày. Phân thường sẽ có màu xanh hoặc vàng nâu, cứng hơn và khá nặng mùi

Vậy khi bé đi ngoài nhiều hơn so với bình thường, khoảng 3 lần trở lên. Đi phân lỏng, màu vàng, có chất nhầy, sủi bọt li ti. Thì bố mẹ nên chú ý, khả năng cao là bé đã bị tiêu chảy sủi bọt.

Nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời sẽ khiến cơ thể bé bị mất nước nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển về thể chất và trí não. Ngoài ra, khi bị tiêu chảy sủi bọt, bé có thể ít bú hơn, thậm chí là bỏ bú, quấy khóc, mệt mỏi…

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt

Với đặc thù hệ tiêu hóa còn non yếu và chưa hoạt động ổn định, vì vậy, trẻ sơ sinh rất dễ mắc phải bệnh tiêu chảy sủi bọt. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:

2.1. Rối loạn tiêu hóa

Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột do bị nhiễm khuẩn được xem là nguyên nhân chính khiến trẻ bị tiêu chảy sủi bọt. Lý do nhiễm khuẩn có thể đến từ núm vú, bình sữa không đảm bảo vệ sinh, thói quen mút tay, mút đồ chơi của trẻ cũng làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột. Ngoài ra, tình trạng rối loạn tiêu hóa cũng rất dễ bắt gặp ở những trẻ sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày.

2.2. Không dung nạp đường Lactose

Hiện tượng này thường xảy ra với những trẻ dùng sữa công thức. Do cơ thể thiếu hụt enzym Lactase để phân giải và hấp thụ hết lượng đường Lactose trong sữa. Điều này khiến trẻ sơ sinh phải đối mặt với bệnh tiêu chảy sủi bọt.

2.3. Do chất lượng sữa mẹ

Chất lượng sữa mẹ có thể bị ảnh hưởng do chế độ ăn uống của mẹ như ăn đồ nhiều dầu mỡ, không đảm bảo vệ sinh… Điều này sẽ gián tiếp khiến sữa có những thành phần mà hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh không thể hấp thụ được.

2.4. Nóng trong người

Khi cơ thể không khỏe, bị bệnh và nóng trong thì trẻ sẽ mệt mỏi, chán ăn, chức năng của hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng xấu và dẫn tới tiêu chảy sủi bọt

2.5. Thuốc kháng sinh

Trẻ sơ sinh phải điều trị bằng thuốc kháng sinh khó tránh khỏi các tác dụng phụ ngoài ý muốn. Trong đó có hiện tượng tiêu chảy sủi bọt. Các loại thuốc kháng sinh sẽ vô tình làm ức chế sự phát triển của lợi khuẩn trong đường ruột, dẫn đến trạng thái mất cân bằng hệ vi sinh và kéo theo tình trạng tiêu chảy sủi bọt

3. Cách điều trị triệt để khi trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt

Để điều trị được triệt để và tận gốc bệnh tiêu chảy sủi bọt ở trẻ sơ sinh thì mẹ nên tuân thủ nghiêm túc theo một số cách sau:

3.1. Đối với trẻ đang bú sữa mẹ

Với trẻ đang bú sữa mẹ thì đây chính là nguồn thức ăn chính và quan trọng nhất. Do đó chất lượng của sữa quyết định phần lớn đến các vấn đề về hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Chính vì thế, mẹ nên điều chỉnh và thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học như bổ sung nhiều rau, củ, quả, sữa chua, nước dừa… vào thực đơn hằng ngày nhằm tăng cường các khoáng chất và vitamin có lợi cho trẻ. Đồng thời mẹ nên hạn chế tối đa các đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh, đồ cay nóng, các chất kích thích… không có lợi cho sức khỏe.

3.2. Đối với trẻ đang dùng sữa công thức

Trong vài ngày đầu mới sử dụng sữa công thức thì rất có thể trẻ sẽ bị tiêu chảy sủi bọt. Vì đây là thời gian để hệ tiêu hóa non yếu của trẻ tập tích nghi với loại “thức ăn” mới. Sau khoảng 2 – 3 ngày trẻ sẽ tự khỏi. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài hơn thì mẹ cần cân nhắc thay đổi loại sữa khác. Tốt nhất nên chọn cho trẻ loại sữa không có Lactose để thuận lợi cho việc tiêu hóa.

3.3. Cần đưa con đến bác sĩ khi khám khi thấy các triệu chứng

Bố mẹ nên theo dõi và đưa con đến ngay các trung tâm y tế để kịp thời xử lý nếu tình trạng tiêu chảy sủi bọt không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc có các biểu hiện như sau:

  • Tiêu chảy sủi bọt 2 ngày không khỏi: Nếu trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt suốt 2 ngày mà không khỏi và kèm theo các biểu hiện khác như sốt, uể oải, li bì… thì cha mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp khắc phục kịp thời.
  • Phân có lẫn máu: Phân của trẻ có kèm theo máu hoặc chất nhầy là biểu hiện của chứng tiêu chảy nhiễm trùng đường ruột. Tình trạng này càng kéo dài thì sức khỏe đường ruột của trẻ càng bị tổn hại, thời gian hồi phục cũng sẽ lâu hơn.
  • Bé mệt mỏi, bỏ bú: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt kéo dài sẽ thường bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, kém linh hoạt, bú ít hoặc bỏ bú sữa… dẫn đến suy nhược cơ thể nghiêm trọng
  • Bé bị sốt cao, mất nước nghiêm trọng: Chứng tiêu chảy sủi bọt kèm theo sốt cao có thể gây sốc phản vệ hoặc co giật, hôn mê thậm chí còn nguy hại đến tính mạng. Vì vậy, bố mẹ cần để ý trẻ có các biểu hiện sốt cao, mất nước như khô môi, khô miệng, đi tiểu ít, khi khóc không có nước mắt, khó chịu, gào khóc… thì nên đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế để được thăm khám kịp thời.

4. Phòng ngừa tiêu chảy sủi bọt cho trẻ

Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời

Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất, chứa các dưỡng chất quan trọng thúc đẩy trẻ phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và tinh thần. Giúp hệ miễn dịch của trẻ được hoàn thiện, tăng sức đề kháng chống lại các yếu tố bất lợi.

Do đó, để giải quyết tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy sủi bọt thì tốt nhất mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Đây là giai đoạn tiền đề để trẻ phát triển và ổn định chức năng tiêu hóa. Đồng thời, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những trẻ được bú sữa mẹ có tỷ lệ mắc tiêu chảy thấp hơn so với trẻ dùng sữa công thức hoặc không được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ.

Cân đối chế độ dinh dưỡng của mẹ một cách khoa học

Trong khoảng thời gian cho con bú, mẹ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình. Do thức ăn được tiêu hóa và hấp thụ vào cơ thể mẹ sẽ được chuyển hóa thành sữa. Chất lượng của sữa được quyết định phần lớn vào loại thực phẩm mà mẹ ăn. Những loại thực phẩm được khuyến khích dùng trong giai đoạn này là: thịt nạc, rau ngót, tôm, trứng…

Sử dụng men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn, tăng miễn dịch cho hệ tiêu hóa

Sử dụng men vi sinh là giải pháp giúp trẻ sơ sinh phòng ngừa các triệu chứng rối loạn tiêu hóa và tăng cường hấp thu dưỡng chất hiệu quả hơn. Với nguyên lý tăng cường lợi khuẩn, giữ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, men vi sinh sẽ giúp tăng cường miễn dịch của đường ruột, đẩy lùi nguy cơ mắc các vấn đề về đường tiêu hóa.

Theo các chuyên gia, loại men vi sinh đảm bảo phát huy được những công dụng kể trên, trong thành phần phải chứa 2 thành phần là Probiotics và Prebiotics có nguồn gốc từ kim chi Hàn Quốc, hoàn toàn lành tính với hệ tiêu hóa non yếu của trẻ sơ sinh.Chi tiết xem thêm về sản phẩm tại đây.

Trong đó, Probiotics là vi khuẩn có lợi cho hệ tiêu hóa, có vai trò kích thích sự phát triển của các lợi khuẩn khác trong đường ruột, tăng cường miễn dịch để đào thải và ức chế sự sinh sôi của các hại khuẩn. Hỗ trợ quá trình tiêu hóa được diễn ra thuận lợi hơn, trung hòa các độ tố được sinh ra khi tiêu hóa thức ăn.

Prebiotics bản chất là các chất xơ hòa tan, được coi là nguồn “thức ăn” để nuôi dưỡng các lợi khuẩn Probiotics. Giúp quá trình tiêu hóa thức ăn và hấp thu dinh dưỡng diễn ra trơn tru và dễ dàng hơn. Nhờ đó, phòng tránh được các vấn đề thường gặp ở trẻ như khó tiêu, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy…, cải thiện chứng bất dung nạp lactose, hạn chế tác dụng phụ khi sử dụng kháng sinh và duy trì sức khỏe đường tiêu hóa ổn định. Nhờ đó, trẻ sẽ ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và trí não…

Bên cạnh đó, công nghệ bào chế cũng là yếu tố quyết định chất lượng của men vi sinh. Hiện nay, công nghệ bào chế bao kép LAB2PRO là công nghệ tân tiến và hiện đại nhất được các chuyên gia đầu ngành đánh giá cao. Với lớp bảo vệ kép sẽ giúp bảo vệ các lợi khuẩn sống sót tới tận ruột để hấp thu một cách tối đa nhất.

Tiêu chảy sủi bọt là bệnh lý phổ biến đối với hầu hết trẻ sơ sinh. Vì vậy, bố mẹ cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa bệnh cho con. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, vì vậy, mẹ nên cho trẻ uống men vi sinh hàng ngày để tăng sức khỏe đường ruột, tăng tiêu hóa và phòng tiêu chảy cho trẻ. Cha mẹ có thể xem thêm ThS.BS Đinh Thị Ngọc Hoa, bác sĩ chuyên khoa nhi, BV Đa khoa Xanh pôn tư vấn rõ hơn về tiêu chảy ở trẻ sơ sinh và cách khắc phục hiệu quả TẠI ĐÂY.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN