Bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì?

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ không phải là vấn đề nhỏ, bởi nó ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sự phát triển của bé yêu. Cha mẹ cần hiểu rõ về căn bệnh này cũng như nắm được những biểu hiện sớm nhất để kịp thời xử lý, tránh tình trạng trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là gì?

Rối loạn tiêu hóa là một thuật ngữ thường dùng để chỉ những bất thường về chức năng dạ dày. Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa rất đa dạng như: bệnh lý của cơ thể, thay đổi chế độ ăn, dùng thuốc… đặc biệt là sự thay đổi chế độ ăn đột ngột của trẻ em khi bắt đầu ăn dặm, sẽ gây nên rối loạn tiêu hóa thể hiện qua các triệu chứng như: đầy hơi, chướng bụng, táo bón, tiêu chảy, phân sống.

Ảnh minh họa

Với những trẻ thường xuyên có biểu hiện bất thường tại đường tiêu hóa, chắc chắn khả năng cung cấp đủ các chất cho cơ thể bị ảnh hưởng. Trẻ ăn vào ói ra, kém hấp thu… lâu ngày sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và diễn tiến đến suy dinh dưỡng. Vì vậy, những trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa nên được đi khám sớm và đúng chuyên khoa để có hướng điều trị đúng cho trẻ.

Triệu chứng và biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ em:

– Nôn trớ nhiều

Trẻ nhỏ thường hay nôn chớ vì thực quản của trẻ nhỏ không giống như người lớn, thực quản ngắn, phần dưới hơi nở rộng, lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường. Nếu trẻ 2-3 ngày bị một lần hoặc ăn no quá bị nôn thì không sao, nhưng nếu thấy trẻ nôn trớ thường xuyên, ăn vào lại nôn thì hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề.

– Tiêu chảy

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có hiện tượn tiêu chảy cấp, phân lỏng như nước, đi trên 3 lần trong ngày, phân thường có mùi tanh, sống phân nên thường có màu trắng hay còn nguyên thức ăn chưa được tiêu hóa hoặc có bọt, đi nhiều thì có mũi. Với triệu chứng này, các mẹ nên chú ý bù nước và điện giải kịp thời, vì khi trẻ đi ngoài mất rất nhiều nước, suy nhược cơ thể.

– Táo bón

Táo bón là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ nhỏ, táo bón không phải là bệnh, mà chỉ là 1 triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau hoặc chỉ là 1 rối loạn cơ năng (thường gặp nhất). Khi thấy trẻ 2-3 ngày đi vệ sinh một lần, phân cứng, khuôn phân to, thường có màu đen, đau bụng khi đi tiêu và thậm chí có lẫn máu ở đầu phân.

Táo bón có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm ruột, thủng ruột… Do đó, cần được khám và tìm nguyên nhân gây táo bón để có cách điều trị thích hợp. Khi trẻ bị táo bón nên hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, quá nhiều đạm, không nên uống các loại sữa có nhiều chất béo.

– Bụng căng trướng, ợ hơi

Bị rối loạn tiêu hóa, khi sờ thấy bụng trẻ căng to và dấu hiệu ợ hơi liên tục, đây là một triệu chứng tiêu biểu của chứng rối loạn tiêu hóa. Vì đầy hơi nên trẻ đánh hơi nhiều hơn, ngoài ra còn có biểu hiện miệng hôi.

– Chán ăn, ăn ít

Khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ thường kém ăn, lười ăn do ăn vào lại nôn và hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả nên khả năng hấp thu và tiêu hóa kém. Nhiều trẻ chỉ uống nước sữa và không chịu ăn cháo, cơm.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN