​Bé biếng ăn chậm tăng cân là do đâu?

 

Không ít các bậc cha mẹ luôn cảm thấy phàn nàn và lo lắng với tình trạng bé biếng ăn. Sự không bình thường trong tiêu hóa này có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển về thể chất lẫn trí tuệ về lâu về dài của trẻ. Vậy bé biếng ăn chậm tăng cân là do đâu và chúng ta khắc phục tình trạng này hiệu quả như thế nào?

Bé biếng ăn chậm tăng cân là do đâu?

Một số nguyên nhân khiến bé biếng ăn chậm tăng cân được các chuyên gia dinh dưỡng kể ra điển hình là:

  • Bé biếng ăn chậm tăng cân do khẩu phần ăn

Nguyên nhân thường là do các bậc phụ huynh không thường xuyên thay đổi món ăn gây cảm giác chán ngán cho trẻ. Đồng thời, khẩu phần ăn không đáp ứng đủ nhu cầu như: chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, nước hầm xương mà không cho ăn phần cái, lâu ngày dẫn đến tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng.

Bé biếng ăn chậm tăng cân

                                                 Bé biếng ăn khiến cha mẹ lo lắng

• Bé biếng ăn chậm tăng cân sinh lý:

Bé biếng ăn chậm tăng cân là hiện tượng trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần. Các thời điểm này thường trùng với lúc bé biết lẫy, ngồi, đứng, đi… Sau đó, trẻ trở lại ăn uống bình thường.

  • Bé biếng ăn chậm tăng cân do bệnh lý và do thuốc:

Do trẻ bị suy dinh dưỡng, bị nhiễm sinh trùng; nhiễm trùng (viêm mũi, viêm họng, viêm amiđan…) và virus, hay bị bệnh về răng miệng (sâu răng, viêm lợi), loạn khuẩn đường ruột. Đặc biệt, khi sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây biếng ăn tạm thời cho trẻ.

  • Bé biếng ăn chậm tăng cân do tâm lý:

Đây là hiện tượng một số trẻ phản ứng lại cha mẹ khi có cảm giác bị ép buộc, bỏ rơi, bị gò bó hoặc bị đánh lừa.

Ở những bé biếng ăn chậm tăng cân, về lâu dần có thể gây nên tình trạng suy dinh dưỡng do thiếu hụt thức ăn.

Khắc phục tình trạng bé biếng ăn chậm tăng cân bằng cách nào?

Khi thấy bé biếng ăn chậm tăng cân cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp điển hình sau

– Cho trẻ ăn khi đói: Đây là lúc trẻ thèm ăn nhất. Vì vậy bố mẹ hãy chú ý thời gian phù hợp để cho bé ăn.

– Trang trí món ăn: Để giúp bé háo hức, thích thú với món ăn bố mẹ nên làm những món ăn nhiều màu sắc, trang trí hấp dẫn giúp trẻ ăn ngon miệng, hấp thụ tốt thức ăn.

– Khuyến khích trẻ vận động: Vận động sẽ giúp trẻ vui khỏe hơn, nhanh chóng tiêu hao năng lượng, tăng cường lưu thông máu và các quá trình chuyển hóa, trao đổi chất trong cơ thể, nhờ đó sẽ làm cho trẻ thèm ăn và ăn ngon hơn. Tùy sở thích, lứa tuổi để chọn cho trẻ những môn vận động thích hợp như cho trẻ chơi đồ chơi, chạy nhảy, chuẩn bị bữa ăn cùng với mẹ, cùng bé đi bộ ngoài trời, hoặc chơi những môn thể thao nhẹ nhàng để giúp bé vận động, v.v.v.

– Thay đổi khẩu phần ăn cho bé: Nên bổ sung vào thực đơn cho trẻ nhiều món ăn hơn, luôn thay đổi khẩu vị cho trẻ bằng đa dạng các món ăn và cân bằng các nhóm dưỡng chất trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.

– Ăn nhiều bữa trong ngày: Nên cho bé ăn thành nhiều bữa, ít những chất lượng, để trẻ không bị cảm giác sợ ăn mỗi lần bị ăn no hoặc ép ăn quá nhiều. Một ngày có thể cho trẻ ăn 3-5 bữa nhỏ.

– Hãy để bé tự ăn nếu có thể: Trên 10 tháng tuổi trẻ đã có thể tự ăn được nên hãy để cho bé học cách tự lập. Việc tự ăn cũng làm cho trẻ hứng thú hơn với việc ăn uống và các mẹ cũng sẽ yên tâm hơn khi trẻ đi mẫu giáo vì trẻ có thể tự ăn được.

Đối với trẻ bị thiếu cân do biếng ăn thì ngoài việc chú ý đến chế độ ăn, cách thức ăn, bố mẹ nên tham khảo các bác sĩ di dưỡng để theo dõi thể trạng, chế độ ăn phù hợp. Đặc biệt bên cạnh chế độ ăn bố mẹ cũng nên bổ sung sản phẩm hỗ trợ khi con trải qua những giải đoạn biếng ăn sinh lý hoặc biếng ăn bệnh lý. Các trường hợp bé biếng ăn chậm tăng cân kể trên các con đều phải trải qua và việc hỗ trợ kịp thời là rất cần thiết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

GỬI CÂU HỎI TƯ VẤN